1. Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, có thói quen không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại. Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư. Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.
2. Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi
Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội. Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.
Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.
3. Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào
Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn.
Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C.
Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư.
Khi nhiệt độ của dầu lên quá cao, khói dầu ăn sẽ nhiều hơn. Chúng ta đều biết rằng bụi mịn PM2.5 là có hại, nhưng chúng ta bỏ qua thực tế rằng khói nấu ăn cũng gây ra sự gia tăng đáng kể cho các loại bụi trong nhà, gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Các loại khí thải hình thành do nhiệt độ cao đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp loại là chất gây ung thư loại 2A, loại cao.
4. Hay làm các món chiên rán
Các loại thực phẩm chiên rán thơm giòn là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên ăn nhiều lại khiến nguy cơ ung thư tăng lên.
Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe.
Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét.
Chuyên gia này khuyến nghị, gia đình nên sử dụng cả dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món cá, thịt, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt, cá.
Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu... nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A,D,E,K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.
5. Cho quá nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối lâu dài làm tăng nguy cơ cao huyết áp và do đó dễ dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não khác.
Không chỉ làm tăng huyết áp, muối cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người trưởng thành không nên ăn nhiều hơn 6 gram muối mỗi ngày.
Sự đậm đà của các món ăn không phải là điều tốt cho sức khỏe. Bạn hãy "điều vị" lại cho gia đình mình bằng cách giảm dần dần từng chút một. Lâu ngày, mọi người sẽ quen với thói quen ăn nhạt và không yêu cầu phải thêm muối nữa.