Cháo ấu tẩu (còn được gọi là cháo ô đầu hoặc cháo phụ tử) là một trong những đặc sản du khách nhất định phải thử khi đến cao nguyên đá Hà Giang. Cháo được nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, trứng gà cùng ớt và các loại rau mùi. Ban đầu, đây là món cháo có tác dụng giải cảm, sau này, được người dân địa phương thêm vài loại gia vị, dần trở thành đặc sản, là một món cháo Việt Nam nổi tiếng. Ảnh: Hagiangonline.Ấu tẩu là loại củ khá độc nên quá trình chế biến phải qua nhiều công đoạn để giảm bớt độc tính. Sau đó, hầm củ với chân giò trong vòng 4 tiếng. Khi bán cho khách, chủ hàng thêm trứng gà, ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô để tăng tác dụng giải cảm của cháo. Bát cháo thành phẩm có sắc nâu đậm, vị bùi béo, thơm, ngọt. Món ăn còn giúp an thần. Ảnh: Hagiangonline.Cháo lươn Nghệ An không chỉ là món ăn ưa thích của người dân xứ Nghệ, mà của cả du khách trong và ngoài nước. Cháo được nấu từ nước ninh với xương sống lươn giã dập, có vị ngọt thanh. Khi ăn, cho thêm thịt lươn xào với nghệ, ớt và hành tăm thơm đậm, cay nồng tạo nên hương vị "không nơi mô có được". Ảnh: Thedropoutdiaries.Công thức chế biến đơn giản, song để có một tô cháo lươn ngon đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật của người nấu trong việc sơ chế lươn, canh lửa khi hầm và tỷ lệ gia vị khi xào. Đảo nhẹ tô cháo, phần lươn xào sẽ quyện vào, tạo nên sắc vàng bắt mắt. Ngoài cháo lươn, miến lươn cũng là món ăn được lựa chọn nhiều nhất khi đến vùng đất này. Ảnh: Thedropoutdiaries.Cháo bột Hải Lăng (Quảng Trị) có cách chế biến cầu kỳ. Gạo ngon ngâm nước được xay thành bột, ép ráo, nhào mịn, xắt lát. Thịt cá lóc xào thơm, hầm xương lấy nước, nêm nếm gia vị thành nước dùng. Ảnh: Balonguoc.Một tô cháo bột thường không lớn với nước dùng, vạt giường, cá lóc phi thơm, hành ngò, ớt tươi và ít củ nén thơm nồng. Ảnh: T.A.Cháo yến sào Khánh Hòa với hơn 32 đảo yến và 169 hang lớn nhỏ, Khánh Hòa là nơi xuất phát những món ăn từ yến sào ngon nhất Việt Nam, trong đó phải kể đến cháo yến sào. Ảnh: Travelandescape.Cách chế biến cháo yến sào khá đơn giản. Nguyên liệu quan trọng nhất là những sợi yến mỏng, nhỏ, trắng như cước. Đây là món cháo có công dụng cao trong việc bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan. Do nấu với loại nguyên liệu có giá thành cao nên một chén cháo yến sào dao động từ 150.000-200.000 đồng. Ảnh: Wheretoeat.Cháo lòng Cái Tắc (Cần Thơ): Là một trong những món cháo xuất hiện dày đặc khắp các vùng miền của Việt Nam, song món ăn này tại Cái Tắc có khá nhiều điểm đặc trưng, từ đó, trở thành đặc sản. Ảnh: Loca.Khác với cháo đặc tại nhiều nơi, cháo lòng tại Cái Tắc là cháo lỏng, nước ngọt và rất thơm, thêm tim, gan, phèo, lưỡi, cật, thịt… Nước chấm được làm từ mắm nhỉ cao cấp, thêm chanh, ớt tạo nên hương vị đặc biệt. Cháo cũng được ăn kèm rau thơm, rau đắng, bắp chuối để vừa thêm mùi vị, vừa át mùi tanh của lòng. Ảnh: tongphuochiep-vinhlong
Cháo ấu tẩu (còn được gọi là cháo ô đầu hoặc cháo phụ tử) là một trong những đặc sản du khách nhất định phải thử khi đến cao nguyên đá Hà Giang. Cháo được nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, trứng gà cùng ớt và các loại rau mùi. Ban đầu, đây là món cháo có tác dụng giải cảm, sau này, được người dân địa phương thêm vài loại gia vị, dần trở thành đặc sản, là một món cháo Việt Nam nổi tiếng. Ảnh: Hagiangonline.
Ấu tẩu là loại củ khá độc nên quá trình chế biến phải qua nhiều công đoạn để giảm bớt độc tính. Sau đó, hầm củ với chân giò trong vòng 4 tiếng. Khi bán cho khách, chủ hàng thêm trứng gà, ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô để tăng tác dụng giải cảm của cháo. Bát cháo thành phẩm có sắc nâu đậm, vị bùi béo, thơm, ngọt. Món ăn còn giúp an thần. Ảnh: Hagiangonline.
Cháo lươn Nghệ An không chỉ là món ăn ưa thích của người dân xứ Nghệ, mà của cả du khách trong và ngoài nước. Cháo được nấu từ nước ninh với xương sống lươn giã dập, có vị ngọt thanh. Khi ăn, cho thêm thịt lươn xào với nghệ, ớt và hành tăm thơm đậm, cay nồng tạo nên hương vị "không nơi mô có được". Ảnh: Thedropoutdiaries.
Công thức chế biến đơn giản, song để có một tô cháo lươn ngon đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật của người nấu trong việc sơ chế lươn, canh lửa khi hầm và tỷ lệ gia vị khi xào. Đảo nhẹ tô cháo, phần lươn xào sẽ quyện vào, tạo nên sắc vàng bắt mắt. Ngoài cháo lươn, miến lươn cũng là món ăn được lựa chọn nhiều nhất khi đến vùng đất này. Ảnh: Thedropoutdiaries.
Cháo bột Hải Lăng (Quảng Trị) có cách chế biến cầu kỳ. Gạo ngon ngâm nước được xay thành bột, ép ráo, nhào mịn, xắt lát. Thịt cá lóc xào thơm, hầm xương lấy nước, nêm nếm gia vị thành nước dùng. Ảnh: Balonguoc.
Một tô cháo bột thường không lớn với nước dùng, vạt giường, cá lóc phi thơm, hành ngò, ớt tươi và ít củ nén thơm nồng. Ảnh: T.A.
Cháo yến sào Khánh Hòa với hơn 32 đảo yến và 169 hang lớn nhỏ, Khánh Hòa là nơi xuất phát những món ăn từ yến sào ngon nhất Việt Nam, trong đó phải kể đến cháo yến sào. Ảnh: Travelandescape.
Cách chế biến cháo yến sào khá đơn giản. Nguyên liệu quan trọng nhất là những sợi yến mỏng, nhỏ, trắng như cước. Đây là món cháo có công dụng cao trong việc bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan. Do nấu với loại nguyên liệu có giá thành cao nên một chén cháo yến sào dao động từ 150.000-200.000 đồng. Ảnh: Wheretoeat.
Cháo lòng Cái Tắc (Cần Thơ): Là một trong những món cháo xuất hiện dày đặc khắp các vùng miền của Việt Nam, song món ăn này tại Cái Tắc có khá nhiều điểm đặc trưng, từ đó, trở thành đặc sản. Ảnh: Loca.
Khác với cháo đặc tại nhiều nơi, cháo lòng tại Cái Tắc là cháo lỏng, nước ngọt và rất thơm, thêm tim, gan, phèo, lưỡi, cật, thịt… Nước chấm được làm từ mắm nhỉ cao cấp, thêm chanh, ớt tạo nên hương vị đặc biệt. Cháo cũng được ăn kèm rau thơm, rau đắng, bắp chuối để vừa thêm mùi vị, vừa át mùi tanh của lòng. Ảnh: tongphuochiep-vinhlong