Suy thận là tình trạng chức năng thận suy giảm dưới mức bình thường. Khi bị tổn thương, thận không thể đảm bảo các chức năng của nó. Bao gồm chức năng lọc máu, sản xuất hormone, hấp thu các chất khoáng, tạo ra nước tiểu, loại trừ các chất thải và trung hòa axit, điều hòa huyết áp. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Nếu không muốn phải ghép thận hay khổ sở vì chạy thận cả đời, mỗi chúng ta hãy học cách sống lành mạnh và chăm sóc thận càng sớm càng sớm càng tốt. Đặc biệt là cần trang bị kiến thức, không chủ quan để tránh bỏ lỡ các triệu chứng bệnh. Trong đó có 5 bất thường ở bàn tay rất có thể đang cảnh báo suy thận sau đây:
1. Phù nề
Phù nề bàn tay là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe như tim mạch, đái tháo đường, gan mật, mang thai, dị ứng… nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh suy thận.
Nó xảy ra do tích tụ quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. Trong khi đó, suy thận gây suy giảm chức năng lọc và loại bỏ dịch, gây áp lực lên mạch máu và khiến dịch bị rò rỉ ra ngoài, gây phù nề.
Đồng thời, các mạch máu nhỏ chịu trách nhiệm lọc máu trong thận bị tổn thương, làm suy giảm albumin protein trong máu, giảm áp lực keo trong máu. Hậu quả là nước thoát ra khỏi thành mạch, gây phù nề chân tay.
Cần lưu ý rằng dấu hiệu đặc trưng nhất của phù nề do bất thường ở thận là phù đối xứng. Nghĩa là phù xuất hiện đồng thời ở cả hai tay hoặc ở hai mí mắt, hai chân. Ngoài ra, phù nề do thận còn có đặc điểm là khu vực bị phù trắng mềm, lõm khi ấn vào.
2. Đổ mồ hôi nhiều
Thông thường, bàn tay cũng là bộ phận cơ thể có thể dùng để quan sát và đánh giá sức khỏe của thận. Nếu bạn thấy 2 bàn tay của mình khô và không có cảm giác dính thì có thể nói đây là người có quả thận bình thường. Ngược lại, nếu đột nhiên tay bạn đổ mồ hôi nhiều hơn và kéo dài thì nên đi khám suy thận. Bởi vì lòng bàn tay thường đổ mồ hôi, có thể là do chức năng đào thải, thoát nước của thận bị rối loạn.
Thông thường, theo nguyên lý vận hành của cơ thể, nước sau khi uống vào và cơ thể sử dụng, phần còn lại sẽ được thận xử lý và đào thải thông qua đường tiểu. Tất cả những phần nước dư thừa đa số bài tiết qua đường tiểu thay vì đổ mồ hôi ở tay.
3. Lòng bàn tay mẩn đỏ
Đây là một dấu hiệu cho thấy thận của bạn bị tổn thương, suy giảm chức năng. Do chức năng lọc máu và loại trừ chất thải, trung hòa axit ở thận hoạt động không bình thường gây ra. Hiện tượng lòng bàn tay mẩn đỏ thường xuất hiện nhất ở những người bị bệnh thận mạn tính.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan, thường do xơ gan hoặc ung thư gan gây ra. Do gan bị tổn thương, không thể vô hiệu hóa được estrogen nên thúc đẩy giãn mao mạch, gây ra lòng bàn tay gan. Trong vài trường hợp, nó còn có thể là tác động của bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim mạch vành.
4. Móng tay bất thường
Bất thường phổ biến ở móng tay đang cảnh báo suy thận là móng tay có những đường vân bất thường và dễ bị gãy. Với người có thận khỏe mạnh, kết cấu trên móng rất gọn gàng, toàn bộ móng trông đều màu, trơn tru và khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn thấy rằng móng tay của bạn dễ bị gãy và kết cấu lộn xộn, vân trên móng tay nổi lên sần sùi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã có vấn đề ở thận.
Nó cũng chỉ ra rằng khả năng trao đổi chất của cơ thể bắt đầu suy yếu, chất độc tích lũy trong cơ thể có thể chưa được thải ra kịp thời, và cuối cùng chúng tích tụ và thể hiện trên móng tay.
Hoặc nếu thấy móng tay nửa trắng nửa nâu, phần nâu ở phía trên thì cũng cần đi khám suy thận ngay. Bởi tình trạng này thường xuất hiện trước khi thận có vấn đề. Đó là do thận tiết ra quá nhiều urê và ứ đọng lại trong cơ thể, không thải hết ra ngoài được và biểu hiện ra ở móng tay, móng chân.
5. Ngứa hoặc tê tay
Tê bì tay chân là triệu chứng rất khó tránh khỏi khi mắc bệnh suy thận hoặc một số bệnh lý về thận khác. Do thận không thực hiện được chức năng của mình nên trong cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố. Từ đó gây cản trở quá trình lưu thông khí huyết, tứ chi nhận được máu nuôi dưỡng nên sẽ bị tê bì tay chân.
Hơn nữa, khi cơ thể chứa đầy chất độc sẽ tìm mọi cách để đào thải qua da. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng phát ban, ngứa ngáy, tê bì tay hoặc thậm chí là vết loét hở.
Đặc biệt, khi bệnh suy thận tiến triển, bạn sẽ bị ngứa tay ngày càng dữ dội. Đó là do urê (sản phẩm chuyển hóa của quá trình phân hủy protein) và photpho (hoặc một số chất khoáng khác) quá tải do không được thận bài tiết ra ngoài.