1- Những thực phẩm kị với mướp đắng
Không kết hợp khổ qua với tôm
Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Vậy liệu rằng vị đắng của khổ qua có thể bị giảm bớt khi nấu chung với tôm hay không?
Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.
Không ăn khổ qua với sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.
Không ăn khi uống trà
Nếu bạn đã ăn mướp đắng thì đừng vội uống nước trà nêu không dạ dày của bạn sẽ bị "hành hạ" đó. Tốt nhất hãy đợi vài tiếng đồng hồ sau khi ăn mướp đắng rồi mới uống trà.
2 - Đối tượng không nên ăn mướp đắng
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn sau khi ăn mướp đắng.
Ngoài ra, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người vừa phẫu thuật
Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.