Phụ nữ mang thai
Khoai tây có chứa chất chống oxy hóa và có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch. Loại thực phẩm này chứa ít năng lượng, một củ khoai tây cỡ trung bình chỉ chứa 110 calo. Nó chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, không chứa chất béo.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều khoai tây sẽ khiến cơ thể hấp thu một lượng lớn alcaloid và gây bất thường cho thai nhi.
Các chuyên gia cảnh báo, phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày sẽ xảy ra bất thường đối với thai nhi. Đặc biệt, alcaloid trong khoai tây không giảm đi trong quá trình nấu nướng.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối có thể tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp cho mẹ. Do đó, bà bầu không nên ăn nhiều khoai tây chiên.
Người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều carbohydrat, đồng thời kiểm soát lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.
Người mắc tiểu đường ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây có thể khiến cho đường huyết tăng lên.
Người bị cao huyết áp
Khoai tây chiên, khoai tây xào là món ăn không tốt dành cho người cao huyết áp. Do đó, khi bị bệnh này, bạn nên hạn chế ăn khoai tay.
Người bị dị ứng với khoai tây
Nếu bạn "không hợp" với khoai tây, mỗi lần ăn lại sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, đau đầu... thì tốt nhất không nên ăn loại thực phẩm này.
Một số lưu ý khí ăn khoai tây
Mầm khoai tây ngoài chứa solanine và chaconine - hai loại của chất độc glycoalkaloids. Ăn phải glycoalkaloids có thể gây ra tình trạng chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Glycoalkaloids cũng xuất hiện trong lá, thân của cây khoai tây. Do đó, bạn không nên ăn khoai tây để lâu đã bị mọc mầm.
Ngoài ra, nếu khoai tây đã chuyển sang màu xanh lục, bạn cũng không nên ăn chúng vì có thể gây hại cho hệ thống thần kinh.