Theo bác sĩ Chu Tông Hàn, cô A, 34 tuổi, người Trung Quốc, là một phụ nữ không may khi sảy thai 3 lần trong vòng 4 năm sau khi kết hôn.
Khi đến phòng khám để kiểm tra, bác sĩ nhận thấy trong 3 lần thì 1 lần cô A bị thai nhi không có nhịp tim và 2 lần sảy thai do chảy máu tử cung bất thường.
Kỳ lạ là các xét nghiệm và chụp chiếu cho thấy tử cung và buồng trứng của cô A không có bất cứ bất thường gì về cấu trúc. Kiểm tra thêm gen cả hai vợ chồng thì không phát hiện vấn đề gì đáng kể.
|
Ảnh minh hoạ. |
Hỏi kỹ hơn, bác sĩ phát hiện ra cô A bị rụng tóc lâu ngày và thường kèm theo tình trạng hồi hộp, rối loạn giấc ngủ.
Ban đầu, bệnh nhân nghĩ là do căng thẳng khi thụ thai nên không nói với bác sĩ, nhưng sau khi thăm khám, bác sĩ đã nghi ngờ có liên quan đến tuyến giáp, đề nghị cô A chuyển đến Khoa Nội tiết và Chuyển hóa để khám chi tiết, cuối cùng phát hiện cô A bị bệnh cường giáp lâu năm.
Bác sĩ Chu nhấn mạnh, việc hỏng thai nhiều lần ngoài việc do cấu trúc tử cung có vấn đề và do di truyền thì còn do nội tiết và miễn dịch. Dù là cường giáp hay suy giáp, bệnh này cũng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai nhi phát triển nhỏ và tiền sản giật.
Đó là lý do phụ nữ bị suy giáp vốn dĩ rất khó thụ thai do rụng trứng bất thường và cũng dễ bị sẩy thai tự nhiên trong thời kỳ đầu mang thai. Do đó, việc ổn định chức năng tuyến giáp và điều hòa tự miễn dịch là rất quan trọng.
Bác sĩ Chu Tông Hàn giải thích rằng rối loạn điều hòa tuyến giáp có liên quan chặt chẽ đến sản phụ khoa.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, trọng tâm của việc điều chỉnh tuyến giáp là điều chỉnh rối loạn hệ thống miễn dịch. Điều này thường cũng liên quan đến rối loạn nội tiết và dị ứng. Nếu bạn đang dùng thuốc tây và điều trị bằng hormone, thụ thai nhân tạo thì y học cổ truyền cũng có thể điều chỉnh hệ thống nội tiết của bệnh nhân bằng châm cứu da đầu, châm cứu tai và châm cứu đan điền.
Bác sĩ Chu Tông Hàn cũng đề nghị, những phụ nữ mang thai có tiền sử chức năng tuyến giáp bất thường và đã dùng thyroxine hoặc các chế phẩm kháng giáp trong quá khứ hoặc hiện tại nên kiểm tra chức năng tuyến giáp của họ trong các cuộc khám trước khi sinh.
Ngoài ra, những phụ nữ dự định sinh sản nhân tạo hoặc được biết là dương tính với kháng thể thyroxine peroxidase (TPO-Ab) cũng nên được xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để loại trừ các bất thường nhằm cải thiện tiên lượng mang thai, điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng sảy thai.