Rau ngót là thực phẩm có tính mát, vị ngọt. Không chỉ là món ăn dễ chế biến, ngon miêng, rau ngót còn có dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.Ăn rau ngót còn giúp bổ sung vitamin như vitamin C, các vitamin nhóm B như B1, B6...Tuy nhiên, rau ngót cũng có “mặt trái” của nó.Cản trở hấp thụ canxi và phốt pho: Trong quá trình tiêu hóa, rau ngót sẽ sản sinh lượng lớn chất Glucocorticoid – chất này làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng rau ngót với lượng vừa phải, chia làm nhiều lần trong tuần.Nghi ngờ gây sảy thai: Trong rau ngót có chứa papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện và gây co bóp tử cung mạnh khiến. Nếu dùng lượng rau ngót tươi hơn 30mg sẽ làm tăng tỷ lệ co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai.Ảnh hưởng giấc ngủ: Ăn rau ngót nhiều vào buổi tối có thể dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều rau vào buổi tối, nhất là với người già khó ngủ. Trầm trọng bệnh tiêu chảy, huyết áp: Rau ngót có tính hàn nên bạn đang lạnh bụng, tiêu chảy, huyết áp thấp thì không nên ăn rau ngót sẽ khiến cho bệnh tình tăng nặng hơn.Lưu ý khi ăn rau ngót: Tránh ăn quá nhiều rau ngót. Dù ngon nhưng cần cân đối với các loại rau khác để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, chỉ nên dùng tối đa 50g rau ngót trong một ngày, tránh ăn liên tục trong 3 tháng.Khi chế biến, nên để nguyên lá, không vò nát để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng có trong rau.Nếu muốn rau ngót chín nhanh, ăn có vị thơm, mềm thì trước khi nước sôi, bạn chỉ nên vò sơ rau ngót, cho vào nồi nấu vừa chín.Cách chọn rau ngót ngon: Rau ngon là rau có màu xanh lá mạ, rau màu xanh đậm là rau già. Rau có lá xoăn, dày, hoặc quá non không nên mua bởi có thể là rau già hoặc bị phun thuốc trừ sâu.Mời độc giả xem video: Vũ “nhôm” tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ. Nguồn: THDT.
Rau ngót là thực phẩm có tính mát, vị ngọt. Không chỉ là món ăn dễ chế biến, ngon miêng, rau ngót còn có dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
Ăn rau ngót còn giúp bổ sung vitamin như vitamin C, các vitamin nhóm B như B1, B6...
Tuy nhiên, rau ngót cũng có “mặt trái” của nó.
Cản trở hấp thụ canxi và phốt pho: Trong quá trình tiêu hóa, rau ngót sẽ sản sinh lượng lớn chất Glucocorticoid – chất này làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng rau ngót với lượng vừa phải, chia làm nhiều lần trong tuần.
Nghi ngờ gây sảy thai: Trong rau ngót có chứa papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện và gây co bóp tử cung mạnh khiến. Nếu dùng lượng rau ngót tươi hơn 30mg sẽ làm tăng tỷ lệ co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai.
Ảnh hưởng giấc ngủ: Ăn rau ngót nhiều vào buổi tối có thể dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều rau vào buổi tối, nhất là với người già khó ngủ.
Trầm trọng bệnh tiêu chảy, huyết áp: Rau ngót có tính hàn nên bạn đang lạnh bụng, tiêu chảy, huyết áp thấp thì không nên ăn rau ngót sẽ khiến cho bệnh tình tăng nặng hơn.
Lưu ý khi ăn rau ngót: Tránh ăn quá nhiều rau ngót. Dù ngon nhưng cần cân đối với các loại rau khác để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, chỉ nên dùng tối đa 50g rau ngót trong một ngày, tránh ăn liên tục trong 3 tháng.
Khi chế biến, nên để nguyên lá, không vò nát để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng có trong rau.
Nếu muốn rau ngót chín nhanh, ăn có vị thơm, mềm thì trước khi nước sôi, bạn chỉ nên vò sơ rau ngót, cho vào nồi nấu vừa chín.
Cách chọn rau ngót ngon: Rau ngon là rau có màu xanh lá mạ, rau màu xanh đậm là rau già. Rau có lá xoăn, dày, hoặc quá non không nên mua bởi có thể là rau già hoặc bị phun thuốc trừ sâu.
Mời độc giả xem video: Vũ “nhôm” tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ. Nguồn: THDT.