Homocysteine là một loại protein trong máu người, protein này chứa gốc sunfat được hình thành trong quá trình chuyển hóa methionin thành cysteine. Ở người khỏe mạnh, homocysteine được chuyển đổi thành sản phẩm lành tính, nhưng nếu cơ thể người yếu hoặc thiếu đi một số dưỡng chất cần thiết, homocysteine sẽ không được chuyển hóa đủ hoặc không được chuyển hóa đúng cách.Lâu dài, homocysteine thừa sẽ bị tích tụ bên trong cơ thể và đóng vai trò tương tự như một chất độc hại, gây ra những mối nguy mà bạn khó có thể tưởng tượng nổi.Theo các nhà khoa học, khi chế độ ăn uống của một người thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định hoặc cơ thể bị tổn thương di truyền, có thể dẫn đến tình trạng đẩy cao nồng độ homocysteine, gây ra các tình trạng bệnh tật khác nhau. Trong số các vấn đề này, đáng lưu ý nhất là vấn đề liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh.Không chỉ thế, hàm lượng homocysteine cao còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ ở trẻ em, tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu thậm chí là gây vô sinh.Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng homocysteine cao trong máu của mẹ bầu có thể làm hỏng nhau thai và gây ra các khuyết tật về thể chất như nứt đốt sống ở em bé.Những bà mẹ mang thai có homocysteine trong máu cao có tỷ lệ mắc các biến chứng thai kỳ (như tiền sản giật, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân) hơn những bà mẹ mang thai bình thường, tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống và bàn chân dị dạng là ở đời con cũng cao hơn. Và nguy cơ sẩy thai liên tiếp gấp 3 - 4 lần phụ nữ bình thường.Làm thế nào để giảm homocysteine trong máu, đặc biệt là đối với mẹ bầu? Axit folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm và omega-3 đều có thể làm giảm mức homocysteine trong máu và tối ưu hóa quá trình methyl hóa. Ngay khi phát hiện giá trị homocysteine trong máu tăng cao, rất có thể bạn đã thiếu những dưỡng chất vô cùng quan trọng này.Cụ thể, nồng độ homocysteine cao có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Uống axit folic làm giảm nồng độ homocysteine từ 20% đến 30% ở những người có mức homocysteine bình thường đến tăng nhẹ. Khuyến cáo rằng những người có mức homocysteine lớn hơn 11 micromole/L bổ sung axit folic và vitamin B12.Vitamin B6 ngoài vai trò cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều hoà cảm xúc, bao gồm serotonin, dopamine và axit gamma-aminobutyric (GABA), nó cũng rất quan trọng trong việc làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu, giúp cải thiện các bệnh liên quan đến trầm cảm và các vấn đề tâm thần khác.Homocysteine gây phá vỡ xương và cản trở collagen liên kết chéo. Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng cho xương khỏe mạnh. Kẽm kích thích thích tổng hợp collagen và hình thành xương. Kẽm cũng làm giảm quá trình thoái hóa xương và chậm hóa quá trình sản xuất tế bào hủy xương.Trong khi hàm lượng homocysteine cao có thể gây ra các bệnh tim mạch thì omega -3 ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.Vì vậy, việc mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học và chính xác trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Các mẹ bầu có điều kiện nên đến bệnh viện để được hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng. Qua quá trình phân tích dinh dưỡng cơ thể, chất lượng chuyển hóa, bác sĩ sẽ tư vấn hệ thống và bài bản, xem nên bổ sung những dưỡng chất nào.Mời quý độc giảm xem video: Vinmec ứng dụng AI nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm, cơ hội cho gia đình hiếm muộn. Nguồn: Vinmec.
Homocysteine là một loại protein trong máu người, protein này chứa gốc sunfat được hình thành trong quá trình chuyển hóa methionin thành cysteine. Ở người khỏe mạnh, homocysteine được chuyển đổi thành sản phẩm lành tính, nhưng nếu cơ thể người yếu hoặc thiếu đi một số dưỡng chất cần thiết, homocysteine sẽ không được chuyển hóa đủ hoặc không được chuyển hóa đúng cách.
Lâu dài, homocysteine thừa sẽ bị tích tụ bên trong cơ thể và đóng vai trò tương tự như một chất độc hại, gây ra những mối nguy mà bạn khó có thể tưởng tượng nổi.
Theo các nhà khoa học, khi chế độ ăn uống của một người thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định hoặc cơ thể bị tổn thương di truyền, có thể dẫn đến tình trạng đẩy cao nồng độ homocysteine, gây ra các tình trạng bệnh tật khác nhau. Trong số các vấn đề này, đáng lưu ý nhất là vấn đề liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh.
Không chỉ thế, hàm lượng homocysteine cao còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ ở trẻ em, tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu thậm chí là gây vô sinh.
Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng homocysteine cao trong máu của mẹ bầu có thể làm hỏng nhau thai và gây ra các khuyết tật về thể chất như nứt đốt sống ở em bé.
Những bà mẹ mang thai có homocysteine trong máu cao có tỷ lệ mắc các biến chứng thai kỳ (như tiền sản giật, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân) hơn những bà mẹ mang thai bình thường, tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống và bàn chân dị dạng là ở đời con cũng cao hơn. Và nguy cơ sẩy thai liên tiếp gấp 3 - 4 lần phụ nữ bình thường.
Làm thế nào để giảm homocysteine trong máu, đặc biệt là đối với mẹ bầu? Axit folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm và omega-3 đều có thể làm giảm mức homocysteine trong máu và tối ưu hóa quá trình methyl hóa. Ngay khi phát hiện giá trị homocysteine trong máu tăng cao, rất có thể bạn đã thiếu những dưỡng chất vô cùng quan trọng này.
Cụ thể, nồng độ homocysteine cao có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Uống axit folic làm giảm nồng độ homocysteine từ 20% đến 30% ở những người có mức homocysteine bình thường đến tăng nhẹ. Khuyến cáo rằng những người có mức homocysteine lớn hơn 11 micromole/L bổ sung axit folic và vitamin B12.
Vitamin B6 ngoài vai trò cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều hoà cảm xúc, bao gồm serotonin, dopamine và axit gamma-aminobutyric (GABA), nó cũng rất quan trọng trong việc làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu, giúp cải thiện các bệnh liên quan đến trầm cảm và các vấn đề tâm thần khác.
Homocysteine gây phá vỡ xương và cản trở collagen liên kết chéo. Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng cho xương khỏe mạnh. Kẽm kích thích thích tổng hợp collagen và hình thành xương. Kẽm cũng làm giảm quá trình thoái hóa xương và chậm hóa quá trình sản xuất tế bào hủy xương.
Trong khi hàm lượng homocysteine cao có thể gây ra các bệnh tim mạch thì omega -3 ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Vì vậy, việc mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học và chính xác trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Các mẹ bầu có điều kiện nên đến bệnh viện để được hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng. Qua quá trình phân tích dinh dưỡng cơ thể, chất lượng chuyển hóa, bác sĩ sẽ tư vấn hệ thống và bài bản, xem nên bổ sung những dưỡng chất nào.