Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật trong y tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị, đa số người cận thị muốn mổ mắt đều cho rằng, sẽ luôn có phương pháp mổ cận phù hợp với mình.
Thực tế không phải như vậy, phẫu thuật cận thị thực sự không phải là chuyện muốn làm là được. Theo các chuyên gia y tế, người được mổ cận thị phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản:
1. Độ tuổi: 18-48 tuổi
2. Độ cận ổn định trước phẫu thuật, tức là độ tăng trong năm qua ≤ 5 độ
|
Ảnh minh hoạ. |
Thế nhưng, có 4 kiểu người không phù hợp với phẫu thuật cận thị, tuyệt đối không nên cố chấp.
1. Mắt có tổn thương hoặc nhiễm trùng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể nặng, mí mắt khép kém, dị tật hoặc biến dạng mí mắt, v.v.
2. Tình trạng giác mạc xấu, có sẹo trên giác mạc, viêm giác mạc và các tổn thương khác, độ dày giác mạc không đạt tiêu chuẩn phẫu thuật, có giác mạc hình nón và các bệnh lý khác.
3. Các bệnh tồn tại trong cơ thể như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, cường giáp nặng, lồi mắt, đái tháo đường, bệnh tim, v.v.
4. Người bệnh mắc các bệnh tâm thần, tâm lý như trầm cảm nặng, lo âu, động kinh, cuồng loạn và các bệnh khác không hợp tác với bác sĩ khám và phẫu thuật cũng không được phẫu thuật.
Đồng thời, trước khi mổ cận thị bạn cần đảm bảo đủ các điều kiện khám tiền phẫu thì mới được mổ, nếu không đạt ở một mục nào đó thì không được mổ.
Được biết, hiện tại mổ cận bằng phương pháp phẫu thuật laser vẫn đang được sự dụng nhiều nhất. Mổ cận bằng phương pháp laser là sử dụng ánh sáng laser lạnh, chỉ tác động lên giác mạc của mắt, ánh sáng laser lạnh sẽ không làm bỏng giác mạc, bước sóng của ánh sáng laser cũng rất ngắn sẽ không xuyên qua giác mạc và gây tổn thương cấu trúc mô bên trong nhãn cầu. Chỉ một số rất ít người có thể bị biến chứng như nhiễm trùng mắt sau khi mổ, lúc này hãy nghe theo lời dặn của bác sĩ và hợp tác điều trị.
Cần lưu ý, phẫu thuật cận thị là làm thay đổi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể thông qua phẫu thuật tái hội tụ ánh sáng trên võng mạc, phẫu thuật cận thị chỉ cần tháo kính ra mà tình trạng cận thị không thay đổi. Do đó, nó không thể điều trị các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, xuất huyết điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Sau khi mổ cận, vẫn có khả năng cận lại bởi vì phẫu thuật cận thị chỉ điều chỉnh tình trạng cận thị trước đây của bạn. Nếu bạn vẫn còn thói quen xấu cho mắt sau khi phẫu thuật (chẳng hạn như sử dụng mắt quá mức, v.v.), tật cận thị có thể tiếp tục tái phát.
Mời độc giả xem thêm video: Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị (Nguồn video: Vinmec)