Việc uống nước đầy đủ sẽ tốt cho sức khỏe, sắc đẹp và giúp kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu bạn có 4 triệu chứng dưới đây sau khi uống nước, nhất định phải đến bệnh viện để khám sớm. Bởi vì theo thời gian, không điều trị kịp thời sẽ làm tăng tình trạng bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Uống nước nhưng tiểu ít
|
Ảnh minh họa |
Nếu bạn uống nước đều mà tiểu ít, thậm chí không đi tiểu thì hãy cảnh giác. Vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Uống nước nhưng vẫn khô miệng, đi tiểu nhiều
Rất nhiều người, uống nước càng nhiều thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Nếu xuất hiện tình trạng này, cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
Ngoài ra, khô miệng tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
Xuất hiện tình trạng phù nề toàn thân
|
Ảnh minh họa |
Chúng ta đều biết rằng những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, cho dù uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng ngược lại bạn cần cảnh giác với bệnh thận. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
Sau khi uống nước xuất hiện tình trạng đau bụng
|
Ảnh minh họa |
Sau khi uống nước, nhiều người bị đau bụng, khi tự kiểm tra sẽ thấy phần bụng phình to. Xuất hiện tín hiệu thất thường này bạn cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bụng trướng.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng sau khi uống nước cũng có thể do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng….), đại tràng co thắt, bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng.