Ăn cơm và uống nước là hai hành động diễn ra mỗi ngày để nuôi dưỡng sự sống. Trong đó, uống nước được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng bởi theo nghiên cứu, nước chiếm đến 75% trọng lượng cơ thể, nó tham gia vào tất cả quá trình như trao đổi chất, thải độc, điều tiết thân nhiệt, hấp thụ dinh dưỡng… Đó là lý do vì sao con người có thể nhịn ăn đến một tháng nhưng lại chỉ có thể nhịn uống nước từ 3-5 ngày.
|
Ảnh minh họa. |
Nước chiếm đến 75% trọng lượng cơ thể người.
Không những vậy, khi cơ thể có bất cứ vấn đề gì, nó đều biểu hiện ngay từ quá trình uống nước. Nhiều người khi uống bỗng cảm thấy khó nuốt, khô miệng, đầy bụng… cứ ngỡ đó chỉ là những dấu hiệu bệnh đơn giản nhưng thực tế, đây lại là lời tố cáo của nhiều bệnh nguy hiểm.
1. Cảm thấy khó nuốt: Ung thư thực quản
Theo Sohu, nhiều người cảm thấy khó nuốt ngay cả khi uống nước, thậm chí còn gây ra nôn mửa nếu cố nuốt. Đây là triệu chứng gây ra do bệnh lý ở vùng thực quản, hầu họng hoặc do sự chèn ép vào thực quản, đặc biệt là bệnh ung thư thực quản.
Nếu như bạn cảm thấy việc ăn uống rất khó khăn để nuốt và ngay cả uống nước cũng vậy thì đừng chủ quan trước bệnh ung thư thực quản.
2. Bụng phình to bất thường: Bệnh gan
Một số người cảm thấy đầy hơi sau khi uống nước. Khi quan sát kỹ, họ cảm thấy bụng phình to bất thường nghĩ rằng mình chỉ bị đầy bụng thông thường. Nhưng không phải vậy, những người bị xơ gan, ung thư gan mỗi khi uống nước đều gây ra tình trạng trướng bụng, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu đắt giá này để sớm khám và chữa bệnh.
Những người bị xơ gan, ung thư gan mỗi khi uống nước đều gây ra tình trạng trướng bụng.
3. Không hề đi tiểu: Bệnh thận
Người khỏe mạnh thường đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày, thế nhưng nếu bạn uống nhiều nước vẫn không đi tiểu một lần nào chứng tỏ cơ thể bạn đang mất nước nghiêm trọng. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu của bệnh thận trong cơ thể.
4. Phù nề sau khi uống nước: Bệnh thận
Phù nề là hiện tượng sưng tấy, gây ra bởi chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Theo QQ, những người khỏe mạnh dù có uống bao nhiêu nước vào người cũng sẽ không bao giờ xuất hiện dấu hiệu phù nề bởi thận có thể bài tiết rất nhanh. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm sẽ gây ra hiện tượng phù nề ở mí mắt, bàn chân, mu bàn chân…
5. Uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô cổ: Tiểu đường
Nếu uống bao nhiêu nước vẫn không giải quyết cảm giác khát trong cổ họng của bạn, thậm chí còn làm bạn cảm thấy khô cổ hơn đi kèm với việc đi tiểu quá nhiều, đừng bao giờ bỏ qua bệnh tiểu đường.
Việc bạn cần làm ngay lập tức đó là đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết, sau đó hãy thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học nhất.
Theo Aboluowang, nếu uống nhiều nước mà vẫn thấy khô miệng thì rất có thể bạn đã bị thiếu hụt vitamin, nóng trong người hoặc là mắc một số bệnh nha chu.