3 sai lầm khi dùng điều hòa vừa tốn tiền vừa mau hỏng

Google News

Các thói quen dùng điều hòa sai lầm dưới đây rất nhiều gia đình Việt Nam đang mắc phải, vừa khiến hóa đơn tiền điện tăng mà điều hòa lại mau hỏng.

Không vệ sinh bộ lọc gió định kỳ
Cho dù phòng của bạn sạch sẽ đến đâu, các hạt bụi luôn bay lơ lửng trong không khí và bị hút vào bộ phận lưới lọc của dàn lạnh trong quá trình hoạt động.
Một bộ lọc sạch rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều hòa tối ưu. Sự tích tụ hạt bụi, bẩn sẽ làm giảm luồng không khí, khiến thiết bị phải làm việc nhiều hơn để hút cùng một lượng không khí vào và thổi ra. Bộ lọc bẩn có thể làm tăng hóa đơn điện của bạn lên tới 15% và làm gián đoạn chức năng của thiết bị, khiến bạn phải giải quyết các vấn đề bảo trì.
Nếu điều hòa của bạn bật cả ngày, bạn vệ sinh bộ lọc ít nhất một lần mỗi tháng. Nếu ít sử dụng, bạn có thể vệ sinh bộ lọc ba tháng một lần. Các chuyên gia cũng lưu ý việc cần vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa vào đầu mỗi mùa.
3 sai lam khi dung dieu hoa vua ton tien vua mau hong
 
Dùng điều hòa ngay khi ngoài trời nắng về
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường trong phòng điều hòa với môi trường xung quanh như vừa về phòng đã bật điều hòa chế độ thấp hay đang ngồi trong phòng điều hòa lại tiếp xúc với thời tiết nóng bên ngoài ngay lập tức cũng là một trong nguyên nhân gây nên sốc nhiệt. Do lúc này, cơ thể của bạn tiếp xúc với nhiệt độ mới đột ngột, chưa kịp thích ứng dễ dẫn đến các triệu chứng mất muối, mất nước khi sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là khi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể kể đến: nhịp tim nhanh, da khô và nóng nhanh, đau đầu, đỏ mặt, buồn nôn, tức ngực, hoa mắt. Thậm chí tình trạng sốc nhiệt nặng còn dẫn đến nói lắp, lú lẫn, mê sảng, kích động, khó chịu, co giật và hôn mê hoặc dẫn đến tử vong.
Theo các bác sĩ khuyến nghị trước khi ra khỏi phòng hãy tắt điều hòa ít nhất 30 phút. Nếu bạn vừa đi từ bên ngoài về, không nên vào phòng bật sẵn điều hòa ngay mà hãy chờ từ 10 đến 15 phút để cơ thể ổn định nhiệt độ rồi mới vào. Hãy đứng ở cửa nhà vài phút để thích nghi với nhiệt độ của phòng rồi mới bước vào nhà thay đổi nhiệt độ điều hòa từ từ.
Khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn cũng cần đảm bảo nhiệt độ môi trường ngoài trời với điều hòa không quá chênh lệch nhằm phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt. Mức chênh lệch nhiệt độ an toàn là từ 7 đến 10 độ C.
Mua điều hòa cũ: Tiết kiệm chi phí
- Nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ, nhưng bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu để mua máy mới không phải dễ dàng, vì thế họ lựa chọn phương án mua điều hòa đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu bạn mua phải một chiếc điều hòa đã qua sử dụng thời gian dài.
- Một chiếc điều hòa cũ sẽ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, cũ kỹ, nên tiêu hao rất nhiều điện để đạt được nhiệt độ lạnh như mong muốn. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới nên năng suất lạnh cũng sẽ giảm đi. Đấy là chưa nói đến những loại máy model cũ bản thân nó đã có hiệu suất làm lạnh thấp hơn các dòng máy đời mới và khi đã qua sử dụng thời gian dài thì chắc chắn sẽ có mức hao tổn điện năng sẽ rất lớn.
- Cánh quạt của điều hòa nhiệt độ model cũ thường được thiết kế nhỏ và động cơ quạt sau nhiều năm sử dụng cũng yếu hơn nên sẽ không tạo đủ lực đẩy để tỏa không khí lạnh đều khắp phòng. Điều hòa cũ trong thời gian dài sử dụng cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc và cần bảo trì liên tục. Những chi phí cho việc nạp gas điều hòa, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề hỏng hóc sẽ không phải là nhỏ so với khoản tiết kiệm được do đầu tư ban đầu.
Theo Thu Trang/Em Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)