3 loại củ là “thần dược” mùa đông rất nhiều người đang lãng quên

Google News

Trong Đông y có câu “Mùa xuân ăn hoa, mùa hạ ăn lá, mùa thu ăn quả và mua đông ăn củ". Vậy những củ nào nên ăn trong mùa đông để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe?

Dưới đây là những loại củ mùa đông được xem là "nhân sâm trắng mùa đông" có giá trị nhất đối với sức khỏe mà chúng chúng ta nên ưu tiên ăn.
Lưu ý: Với người có bệnh viêm loét thì không nên ăn.
Một là củ cải - "nhân sâm trắng mùa đông":
Trong một quyển sách Đông y khá nổi tiếng "Bản thảo cương mục" của Trung Quốc củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, loại bỏ độc tố, thanh nhiệt, tiêu đờm, lý khí, loại bỏ chất cặn bã trong cơ thể, đồng thời có thể làm thuận khí, kiện dạ dày, có ích cho những người muốn thanh nhiệt tiêu đờm do cơ thể bị nóng.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn ảnh: Internet). 
Trong khi đó, theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Củ cải cũng có chứa chất khoáng và protein. Củ cải không chứa axit oxalic, không chỉ không kết hợp với canxi trong thực phẩm mà còn có lợi hơn đối với việc hấp thu canxi. Không những vậy, vitamin C cao gấp 8-10 lần quả lê.
Vitamin B, kali, magiê và các khoáng chất khác có thể thúc đẩy sự vận động của dạ dày và đường ruột, góp phần vào việc giúp hệ tiêu hóa đào thải chất thải. Tuy nhiên, thói quen gọt vỏ củ cải và cà rốt sẽ làm thất thoát lượng canxi ở phần vỏ. Nghiên cứu cho thấy có tới 98% canxi nằm ở vỏ, vì vậy khi ăn nên ăn cả vỏ.
Mặc dù củ cải rất tốt, nhưng khi ăn cũng cần lưu ý một số kiêng kỵ. Bác sĩ Trương Cánh Chi cho rằng, do củ cải vị cay ngọt, tính hàn, nên những người tì vị hư yếu, khó tiêu hóa hoặc cơ thể suy nhược thì không nên ăn nhiều.
Ngoài ra, củ cải làm tán khí, nên những người đang dùng các món như nhân sâm, sinh thục địa, hà thủ ô thì không nên sử dụng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc đông y này nhé.
Hai là củ sen:
Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với người phụ nữ.
Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần. Ngoài ra, củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong củ sen có chứa 70% tinh bột và một số chất như: asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucoze, vitamin A, B, C, PP và một số ít tanin.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn ảnh: Internet). 
Ngoài tác dụng bổ phế, bổ huyết, dưỡng da, nó còn giúp tăng sinh lực. Rất tốt cho người bị huyết hư, thiếu máu, phế suy, ho lâu ngày, da mặt khô héo, người gầy yếu, bứt rứt trong người, ăn ngủ kém, phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ yếu khi mang thai. Củ sen có vị bùi, giòn có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo khẩu vị của mỗi người. Từ món xào, chiên đến những tô canh hầm hay thức uống, củ sen đều cho bạn những món ngon và bổ dưỡng.
Tuy nhiên, bác sĩ Chi đã khuyến cáo, củ sen là thực phẩm thuần tính lạnh, nếu người có tì vị hư hàn, bình thường hay bị lạnh bụng tiêu chảy, đau dạ dày, tiêu hoá kém thì tốt nhất là không nên ăn. Phụ nữ bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế ăn nhiều.
Nếu những nhóm người này thích ăn củ sen, thì nên chế biến thành món ăn nóng để ăn, hoặc nấu cùng với các thực phẩm có tính ấm để món ăn trở nên cân bằng, chỉ là không nên ăn quá nhiều cùng lúc.
Ba là khoai mỡ/ củ từ:
Khoai mỡ gồm có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Loại ruột trắng có giống Mộng Linh, củ chùm nặng ký (4 - 5kg/củ), năng suất cao. Loại ruột tím có tím than và tím bông lau, loại này củ suôn, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thành phần dưỡng chất chính của khoai mỡ: 1 bát khoảng 136g khoai mỡ chứa 157,75kcal; vitamin C: 10,40mg; vitamin B6 (pyridoxin): 0,31mg, kali: 9,11mg; mangan: 0,50mg; chất xơ: 5,30g.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn ảnh: Internet). 
Theo Đông y, khoai mỡ vị ngọt, tính bình, không độc. Trong sách "Bản thảo cương mục" viết, khoai mỡ tốt cho thận khí, kiện tì vị, giảm tả, tiêu đờm, nhuận da tóc. Khoai mỡ có tác dụng bổ phổi, lá lách, thận, không nóng không khô, tính bình, thích hợp đối với mọi đối tượng sử dụng.
Khoai mỡ chứa hàm lượng cao amylase, polyphenol oxidase và các chất khác, sẽ giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, loại củ này còn chứa chất nhầy và protein, có tác dụng giảm lượng đường trong máu, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Bác sĩ Chi nhắc nhở, trong khoai mỡ chứa chất Glucomannan, chất hemicellulose tan trong nước, có thể hút nước và giãn nở tới 80-100 lần, vì thế sau khi ăn vào dạ dày sẽ giãn nở làm diện tích to lên, dễ rơi vào cảm giác bị no bụng.
Vì vậy, khi ăn khoai tốt nhất nên thay thế cơm, ví dụ ăn khoai xong thì bớt tương đương số lượng cơm sẽ ăn, để giảm lượng thực phẩm dung nạp vào dạ dày, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tránh gây ra vấn đề quá dư thừa năng lượng.
Theo Autran/NLĐ

>> xem thêm

Bình luận(0)