Thịt lợn là loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Thịt lợn dễ ăn, dễ chế biến, đồng thời giá thành lại rẻ hơn nhiều loại thịt khác.
Người Trung Quốc có câu nói rằng "Tất cả những thứ của lợn đều là báu vật". Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác. Tiến sĩ Công nghệ Sinh học Thực phẩm của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo trên Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vào ngày 20 tháng 4 năm 2021, chỉ rõ 3 bộ phận của lợn không thể ăn được:
3 bộ phận của lợn rất độc hại cần tránh xa
Tuyến thượng thận của lợn
Theo Tiến sĩ Liu Jingjing, tuyến thượng thận là bộ phận nằm trước thận lợn, tiêu thụ bộ phận này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Do đó khi ăn, gia đình nên thận trọng lược bỏ bộ phận này.
Tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan nằm ở phần dưới cổ họng của lợn. Bộ phận này vừa ít dinh dưỡng lại có chứa "ổ độc tố", ăn nhiều sẽ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy...
Hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết của lợn là những cục màu trắng xám hoặc vàng nhạt, phân bố khắp cơ thể lợn. Các hạch này đều chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, vừa có mùi hôi khó chịu lại còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể, rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
Phần thịt thường chứa hạch bạch huyết nhất là thịt cổ lợn. Để bảo vệ sức khỏe, khi đi chợ bạn nên tránh mua thịt cổ lợn, tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn phần thịt này thì trước khi chế biến bạn cần loại bỏ sạch các hạch bạch huyết này.
Ngoài ra, có 4 bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng ở con lợn nên mua ngay:
Đuôi lợn
Đuôi lợn rất giàu collagen, tác dụng làm đẹp của nó rất tốt. Hơn nữa, chúng có chứa protein chất lượng cao, ăn vào sẽ có tác dụng xây dựng cơ bắp mà không sợ béo. Đuôi lợn làm món canh, món luộc, nướng, kho... đều rất ngon lành và "thơm nức mũi".
Tim lợn
Tim lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, niacin... có tác dụng tăng cường chức năng cơ tim rất tốt. Nó cũng có lợi cho việc phục hồi chức năng của tim hay thần kinh. Ngoài ra, tim lợn còn bổ máu, chữa mất ngủ, hồi hộp, vã mồ hôi...
Da lợn
Thánh y Zhang Zhongjing (nhà y học nổi tiếng cuối thời Đông Hán, Trung Quốc) cho biết da lợn có chức năng "bổ huyết dưỡng ẩm", cực kỳ xứng đáng để sử dụng. Theo nghiên cứu, da lợn chứa hàm lượng protein gấp 2,5 lần so với thịt lợn, hàm lượng carbohydrate cao hơn 4 lần so với thịt lợn. Hơn nữa, 90% da lợn được cấu tạo từ collagen và elastin, các chất này có thể làm chậm lão hóa da cho phụ nữ.
Phần xương lưỡi liềm
Xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin. Rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.