1. Ăn quá nhiều quả bơ: Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, mọi người có xu hướng thêm rất nhiều bơ vào tất cả các món ăn như bánh mì nướng, trứng rán và thậm chí cả sinh tố mà không theo dõi số lượng. Thực tế, quả bơ chứa khá nhiều calo, có nghĩa là ăn quá nhiều có thể gây tăng cân. Bạn nên ăn nửa quả bơ mỗi ngày để giảm cân lành mạnh.2. Bỏ qua giờ ăn trưa: Một số người bỏ bữa trưa vì họ tin rằng ăn nhẹ sẽ tốt hơn, trong khi những người khác thì bận đến nỗi họ quên ăn. Việc bỏ bữa trưa có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và nạp nhiều thức ăn không lành mạnh sau đó.3. Thích mặc quần jeans bó hơn: Quần jeans có thể giúp tạo ảo giác và giúp bạn trông mảnh mai hơn, nhưng mặc chúng thường xuyên có thể dẫn đến một số vấn đề. Quần jeans bó ép đùi, mông và ngăn cản các cơ thực hiện chức năng nâng đỡ của chúng. Sau khi chịu áp lực trong một thời gian dài, mông và đùi bắt đầu trông to hơn. Để ngăn chặn điều này, bạn nên chuyển sang những trang phục thoải mái hơn.4. Uống sữa hạnh nhân: Những người tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có khả năng trao đổi chất tăng cường và nguy cơ tăng cân thấp hơn nhờ canxi. Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả nếu nó được kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.5. Kiêng carbs (tinh bột) và chất béo: Việc không ăn tinh bột và chất béo có thể dẫn đến các vấn đề về tim, hệ miễn dịch suy yếu, thiếu hụt vitamin... Ngoài ra, việc không có đủ carbs và chất béo lành mạnh trong bữa ăn sẽ làm mất cân bằng chế độ ăn uống và dẫn đến tăng cân.6. Quá khắc nghiệt với cơ thể mình: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn có được thân hình săn chắc mà còn là một cách tuyệt vời để giảm mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, tập luyện quá mức sẽ gây tác dụng ngược và làm tăng mức cortisol của bạn. Điều này khiến cơ thể bạn tích trữ nhiều chất béo và thèm ăn hơn. Bạn nên dành khoảng 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần.7. Chuộng thực phẩm "không đường": Trong thời gian ngắn, chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp cắt giảm một số calo, nhưng về lâu dài, chúng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các chất thay thế đường có liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì. Hơn nữa, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn và khiến bạn muốn ăn nhiều đồ ngọt hơn.8. Thích ở nhà hơn: Nếu không để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hàng ngày, bạn có thể tích trữ ngày càng nhiều chất béo. Theo một nghiên cứu, khi ánh sáng ban ngày xuyên qua da của chúng ta, nó cũng đến các tế bào mỡ, khiến cơ thể lưu trữ ít chất béo hơn. Do đó, hãy cố gắng ra ngoài và đón nhận ánh sáng ban ngày lành mạnh ít nhất nửa giờ mỗi ngày.9. Cách cư xử quá tốt: Ăn cùng với bạn bè và gia đình thường khiến chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn hơn dự định. Ngoài ra, chúng ta có thể cảm thấy tội lỗi khi không ăn hết đĩa thức ăn, đặc biệt là khi ai đó chuẩn bị một bữa ăn ngon cho chúng ta. Tuy nhiên, cảm giác này có hại nhiều hơn lợi, khiến chúng ta ăn quá nhiều và kết quả là tăng thêm cân.10. Thích cà phê sữa hơn: Bản thân cà phê sẽ không làm hỏng quá trình giảm cân, nhưng những thành phần như sữa chắc chắn có thể. Thay vì một tách cà phê đen đơn giản vào buổi sáng, nhiều người chọn uống với đường, sữa hoặc kem. Đường và chất béo trong thức uống này có thể làm tăng lượng calo và uống nó thường xuyên sẽ nhanh chóng tăng cân.11. Không nạp đủ magiê: Khoáng chất này có thể phá hoại quá trình giảm cân của bạn. Magiê giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát glucose. Tăng cường magiê có tác dụng tích cực trong việc cải thiện và duy trì cân nặng hợp lý. Sô cô la đen, các loại hạt, các loại đậu và cá béo có thể giúp bạn nạp magiê.12. Lạm dụng quá nhiều chất làm ngọt tự nhiên: Các chất thay thế đường tự nhiên, như xi-rô cây phong hoặc mật ong, là những lựa chọn thay thế tuyệt vời, nhưng đừng quên rằng chúng cũng chứa đường. Do đó, bạn nên dùng chúng ở mức vừa phải. Ảnh: BS.Mời độc giả theo dõi video "Ăn thịt chó, những hệ lụy khôn lường". Nguồn: THVL.
1. Ăn quá nhiều quả bơ: Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, mọi người có xu hướng thêm rất nhiều bơ vào tất cả các món ăn như bánh mì nướng, trứng rán và thậm chí cả sinh tố mà không theo dõi số lượng. Thực tế, quả bơ chứa khá nhiều calo, có nghĩa là ăn quá nhiều có thể gây tăng cân. Bạn nên ăn nửa quả bơ mỗi ngày để giảm cân lành mạnh.
2. Bỏ qua giờ ăn trưa: Một số người bỏ bữa trưa vì họ tin rằng ăn nhẹ sẽ tốt hơn, trong khi những người khác thì bận đến nỗi họ quên ăn. Việc bỏ bữa trưa có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và nạp nhiều thức ăn không lành mạnh sau đó.
3. Thích mặc quần jeans bó hơn: Quần jeans có thể giúp tạo ảo giác và giúp bạn trông mảnh mai hơn, nhưng mặc chúng thường xuyên có thể dẫn đến một số vấn đề. Quần jeans bó ép đùi, mông và ngăn cản các cơ thực hiện chức năng nâng đỡ của chúng. Sau khi chịu áp lực trong một thời gian dài, mông và đùi bắt đầu trông to hơn. Để ngăn chặn điều này, bạn nên chuyển sang những trang phục thoải mái hơn.
4. Uống sữa hạnh nhân: Những người tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có khả năng trao đổi chất tăng cường và nguy cơ tăng cân thấp hơn nhờ canxi. Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả nếu nó được kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
5. Kiêng carbs (tinh bột) và chất béo: Việc không ăn tinh bột và chất béo có thể dẫn đến các vấn đề về tim, hệ miễn dịch suy yếu, thiếu hụt vitamin... Ngoài ra, việc không có đủ carbs và chất béo lành mạnh trong bữa ăn sẽ làm mất cân bằng chế độ ăn uống và dẫn đến tăng cân.
6. Quá khắc nghiệt với cơ thể mình: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn có được thân hình săn chắc mà còn là một cách tuyệt vời để giảm mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, tập luyện quá mức sẽ gây tác dụng ngược và làm tăng mức cortisol của bạn. Điều này khiến cơ thể bạn tích trữ nhiều chất béo và thèm ăn hơn. Bạn nên dành khoảng 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần.
7. Chuộng thực phẩm "không đường": Trong thời gian ngắn, chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp cắt giảm một số calo, nhưng về lâu dài, chúng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các chất thay thế đường có liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì. Hơn nữa, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn và khiến bạn muốn ăn nhiều đồ ngọt hơn.
8. Thích ở nhà hơn: Nếu không để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hàng ngày, bạn có thể tích trữ ngày càng nhiều chất béo. Theo một nghiên cứu, khi ánh sáng ban ngày xuyên qua da của chúng ta, nó cũng đến các tế bào mỡ, khiến cơ thể lưu trữ ít chất béo hơn. Do đó, hãy cố gắng ra ngoài và đón nhận ánh sáng ban ngày lành mạnh ít nhất nửa giờ mỗi ngày.
9. Cách cư xử quá tốt: Ăn cùng với bạn bè và gia đình thường khiến chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn hơn dự định. Ngoài ra, chúng ta có thể cảm thấy tội lỗi khi không ăn hết đĩa thức ăn, đặc biệt là khi ai đó chuẩn bị một bữa ăn ngon cho chúng ta. Tuy nhiên, cảm giác này có hại nhiều hơn lợi, khiến chúng ta ăn quá nhiều và kết quả là tăng thêm cân.
10. Thích cà phê sữa hơn: Bản thân cà phê sẽ không làm hỏng quá trình giảm cân, nhưng những thành phần như sữa chắc chắn có thể. Thay vì một tách cà phê đen đơn giản vào buổi sáng, nhiều người chọn uống với đường, sữa hoặc kem. Đường và chất béo trong thức uống này có thể làm tăng lượng calo và uống nó thường xuyên sẽ nhanh chóng tăng cân.
11. Không nạp đủ magiê: Khoáng chất này có thể phá hoại quá trình giảm cân của bạn. Magiê giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát glucose. Tăng cường magiê có tác dụng tích cực trong việc cải thiện và duy trì cân nặng hợp lý. Sô cô la đen, các loại hạt, các loại đậu và cá béo có thể giúp bạn nạp magiê.
12. Lạm dụng quá nhiều chất làm ngọt tự nhiên: Các chất thay thế đường tự nhiên, như xi-rô cây phong hoặc mật ong, là những lựa chọn thay thế tuyệt vời, nhưng đừng quên rằng chúng cũng chứa đường. Do đó, bạn nên dùng chúng ở mức vừa phải. Ảnh: BS.
Mời độc giả theo dõi video "Ăn thịt chó, những hệ lụy khôn lường". Nguồn: THVL.