Dùng điện áp nguồn không phù hợp
Người tiêu dùng cần phải chắc chắn rằng, điện áp nguồn phải phù hợp với tủ lạnh tuyệt đối không được để tăng hay giảm xuống bất chợt sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế điện áp phù hợp nhất cho tủ lạnh luôn giữ ở mức 220V.Cắm các thiết bị khác chung với ổ cắm tủ lạnh
Nhiều gia đình thường có thói quen dùng chung phích cắm tủ lạnh với các ổ cắm khác, điều này là một sai lầm nghiêm trọng. Tủ lạnh là một thiết bị tiêu thụ điện năng khá lớn nên nếu như cắm nhiều thiết bị vào cùng ổ cắm tủ lạnh có thể gây chập cháy.Dùng dây điện nguồn hay ổ cắm quá cũ
Nếu dây điện nguồn của tủ lạnh hay ổ cắm có dấu hiệu bị hư hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng bởi vì nó có nguy cơ chập điện vô cùng lớn.Đặt bình nước, vật nặng lên nóc tủ lạnh
Không nên đặt các bình, chậu chứa nước lên trên tủ lạnh, bởi vì khi đóng mở tủ lạnh mạnh vô tình có thể làm nước đổ tràn ra gây chập mạch và cháy nổ, các vật nặng có thể đè làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của tủ lạnh.Đặt tủ lạnh nơi ẩm thấp
Người tiêu dùng luôn phải lưu ý rằng không được đặt tủ lạnh ở những nơi ẩm thấp để tránh sự ăn mòn cũng như hiện tượng hơi nước làm cho rỉ sét các linh kiện ở phía sau. Đây cũng là nơi chuột, gián có thể thường xuyên ẩn nấp và cư trú.Để bình xịt côn trùng, xịt tóc gần tủ lạnh
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại hóa chất như bình xịt côn trùng hoặc gel xịt tóc gần tủ lạnh. Bởi vì tia lửa điện có thể được tạo ra và phản ứng với hóa chất và gây nổ có thể khiến cho người sử dụng bị thương.Đặt chai lọ vào tủ lạnh
Không nên đặt những chai, lọ không được thiết kế chuyên dành cho tủ lạnh, vì nó có thể bị nứt và vỡ gây thương tích.Không cho thức ăn ôi thiu vào tủ lạnh
Việc cho thức ăn ôi thiu vào tủ có thể vô tình làm hỏng các thức ăn đang có trong tủ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.Để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ
Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với phía trong của tủ lạnh.Không quét dọn phía sau tủ
Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.Không để tủ lạnh quá trống cũng đừng quá đầy ắp
Tủ lạnh đầy thức ăn sẽ làm lạnh nhanh hơn so với tủ lạnh trống. Nếu tủ lạnh bạn không chứa nhiều đồ, hãy để nhiều chai nước vào làm lạnh trong tủ. Như thế tủ lạnh sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà lại ít tốn điện năng.Kiểm tra cửa hít
Các gioăng cao su ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì gioăng cao su cần được thay thế.
Dùng điện áp nguồn không phù hợp
Người tiêu dùng cần phải chắc chắn rằng, điện áp nguồn phải phù hợp với tủ lạnh tuyệt đối không được để tăng hay giảm xuống bất chợt sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế điện áp phù hợp nhất cho tủ lạnh luôn giữ ở mức 220V.
Cắm các thiết bị khác chung với ổ cắm tủ lạnh
Nhiều gia đình thường có thói quen dùng chung phích cắm tủ lạnh với các ổ cắm khác, điều này là một sai lầm nghiêm trọng. Tủ lạnh là một thiết bị tiêu thụ điện năng khá lớn nên nếu như cắm nhiều thiết bị vào cùng ổ cắm tủ lạnh có thể gây chập cháy.
Dùng dây điện nguồn hay ổ cắm quá cũ
Nếu dây điện nguồn của tủ lạnh hay ổ cắm có dấu hiệu bị hư hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng bởi vì nó có nguy cơ chập điện vô cùng lớn.
Đặt bình nước, vật nặng lên nóc tủ lạnh
Không nên đặt các bình, chậu chứa nước lên trên tủ lạnh, bởi vì khi đóng mở tủ lạnh mạnh vô tình có thể làm nước đổ tràn ra gây chập mạch và cháy nổ, các vật nặng có thể đè làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Đặt tủ lạnh nơi ẩm thấp
Người tiêu dùng luôn phải lưu ý rằng không được đặt tủ lạnh ở những nơi ẩm thấp để tránh sự ăn mòn cũng như hiện tượng hơi nước làm cho rỉ sét các linh kiện ở phía sau. Đây cũng là nơi chuột, gián có thể thường xuyên ẩn nấp và cư trú.
Để bình xịt côn trùng, xịt tóc gần tủ lạnh
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại hóa chất như bình xịt côn trùng hoặc gel xịt tóc gần tủ lạnh. Bởi vì tia lửa điện có thể được tạo ra và phản ứng với hóa chất và gây nổ có thể khiến cho người sử dụng bị thương.
Đặt chai lọ vào tủ lạnh
Không nên đặt những chai, lọ không được thiết kế chuyên dành cho tủ lạnh, vì nó có thể bị nứt và vỡ gây thương tích.
Không cho thức ăn ôi thiu vào tủ lạnh
Việc cho thức ăn ôi thiu vào tủ có thể vô tình làm hỏng các thức ăn đang có trong tủ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ
Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với phía trong của tủ lạnh.
Không quét dọn phía sau tủ
Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.
Không để tủ lạnh quá trống cũng đừng quá đầy ắp
Tủ lạnh đầy thức ăn sẽ làm lạnh nhanh hơn so với tủ lạnh trống. Nếu tủ lạnh bạn không chứa nhiều đồ, hãy để nhiều chai nước vào làm lạnh trong tủ. Như thế tủ lạnh sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà lại ít tốn điện năng.
Kiểm tra cửa hít
Các gioăng cao su ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì gioăng cao su cần được thay thế.