1. Bia Stag Semen - New Zealand: Bia Stag Semen được chiết xuất từ tinh dịch hươu. Loại bia đen này được phục vụ bằng cách bơm tay để giữ được chất kem đặc biệt khi pha chế. Trước đó, quán bar này còn phục vụ nước táo chứa tinh dịch ngựa vào năm 2011.2. Rượu Baby Mice - Trung Quốc, Hàn Quốc: Rượu Baby Mice được tạo ra bằng cách ngâm chuột con trong rượu gạo, để lên men. Những con chuột con được chọn khi sinh ra không quá 72 giờ, chưa mở mắt và không có một sợi lông nào trên cơ thể. Thời gian lên men trung bình từ 12-14 tháng.3. Cà phê chồn - Indonesia: Cà phê chồn được sản xuất bằng phân chồn. Những con chồn ăn quả cà phê, sau đó xử lý trong dạ dày của chúng bằng các enzym tiêu hóa rồi thải qua ngoài. Đây là phần quan trọng nhất vì các enzym này làm thay đổi cấu trúc của protein trong hạt cà phê, loại bỏ một phần độ chua làm cho hương vị của tách cà phê trở nên vừa vặn hơn rất nhiều.4. Bia tinh hoàn cá voi xông khói - Iceland: Ra đời từ thời Trung cổ của Iceland, loại bia này được sử dụng trong lễ hội Thorri hằng năm của người dân địa phương nhằm tôn vinh các vị thần cổ đại như Odin và Thor từ Vallhalla. Nó được làm từ tinh hoàn cá voi khổng lồ và sau đó được hun khói trong thời gian dài với phân cừu khô.5. Rượu Hải Âu - Vòng Bắc Cực: Người Inuit sáng tạo ra ý tưởng để con chim lên men dưới ánh nắng mặt trời bên trong một chai nước. Hương vị nó rất đặc biệt, có 1 chút cảm giác hơi nôn nao.6. Panda Dung Tea - Trung Quốc: Loại trà xanh này sản xuất ở vùng núi Tứ Xuyên, Trung Quốc và được bón bằng hàng tấn phân từ những con gấu trúc sống tại trung tâm nhân giống gần đó. Chuyên gia về động vật hoang dã An Yanshi thích kiểu bón phân này vì nó giàu chất xơ và chất dinh dưỡng từ tre, thức ăn chính của gấu. Hệ tiêu hóa kém của loài gấu này khiến phân chứa nhiều vitamin và khoáng chất vì cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 30% lượng chúng ăn vào.7. Cow Urine Soda - Ấn Độ: Đây là một loại nước ngọt có chứa nước tiểu bò. Điều này không có gì lạ trong văn hóa Ấn Độ giáo vì họ đã sử dụng nguyên liệu này như một phương thuốc truyền thống trong nhiều thế kỷ do tính chất thiêng liêng của loài bò.8. Placenta 10000 - Nhật Bản: Placenta 10000 - Con số này xuất phát từ 10.000 mg nhau thai heo và giống như thạch. Nó được bán vì các đặc tính phục hồi và liên quan đến sắc đẹp.9. Bia Civet Poo - Đan Mạch: Người sáng lập nhà máy bia Mikkeller ở Copenhagen đã rất ấn tượng về món cà phê chồn mà ông đã thưởng thức ở Việt Nam nên ông đã thêm socola vào món bia đen của mình, khiến nó có hương vị mạnh hơn, hoang dã và nặng hơn.10. Kumis - Trung Á: Kumis là từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cổ để chỉ sữa ngựa lên men. Thức uống này có nhiều đường và nồng độ cồn cao khi lên men. Nguồn gốc của nó đến từ Mông Cổ cổ đại nhưng nó đã lan rộng khắp Trung Á. Kumis là thức uống chính của người du mục và thuốc chữa một số bệnh như: lao, thiếu máu, thương hàn, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến tụy, dạ dày và tim mạch. Các nhà văn Nga nổi tiếng như Anton Cekhov và Lev Tolstoi đã tận dụng khả năng chữa bệnh của kumis chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B12, C, biotin, Pantothenic và axit folic.11. Nước mắt cá ngừ - Hàn Quốc: Thức uống này có chứa soju (rượu gạo) và thấu kính mắt cá ngừ sống nghiền, đặc như thạch, có tác dụng chống lão hóa và chống nếp nhăn do chứa vitamin E cùng các chất dinh dưỡng khác như collagen và gelatin12. Three Penis Liquor - Trung Quốc: Loại thức uống này có chứa ngẩu pín của hải cẩu, hươu và chó Quảng Đông ủ trong rượu gạo. Nó có vị của giấm cay và nước ép mận.
1. Bia Stag Semen - New Zealand: Bia Stag Semen được chiết xuất từ tinh dịch hươu. Loại bia đen này được phục vụ bằng cách bơm tay để giữ được chất kem đặc biệt khi pha chế. Trước đó, quán bar này còn phục vụ nước táo chứa tinh dịch ngựa vào năm 2011.
2. Rượu Baby Mice - Trung Quốc, Hàn Quốc: Rượu Baby Mice được tạo ra bằng cách ngâm chuột con trong rượu gạo, để lên men. Những con chuột con được chọn khi sinh ra không quá 72 giờ, chưa mở mắt và không có một sợi lông nào trên cơ thể. Thời gian lên men trung bình từ 12-14 tháng.
3. Cà phê chồn - Indonesia: Cà phê chồn được sản xuất bằng phân chồn. Những con chồn ăn quả cà phê, sau đó xử lý trong dạ dày của chúng bằng các enzym tiêu hóa rồi thải qua ngoài. Đây là phần quan trọng nhất vì các enzym này làm thay đổi cấu trúc của protein trong hạt cà phê, loại bỏ một phần độ chua làm cho hương vị của tách cà phê trở nên vừa vặn hơn rất nhiều.
4. Bia tinh hoàn cá voi xông khói - Iceland: Ra đời từ thời Trung cổ của Iceland, loại bia này được sử dụng trong lễ hội Thorri hằng năm của người dân địa phương nhằm tôn vinh các vị thần cổ đại như Odin và Thor từ Vallhalla. Nó được làm từ tinh hoàn cá voi khổng lồ và sau đó được hun khói trong thời gian dài với phân cừu khô.
5. Rượu Hải Âu - Vòng Bắc Cực: Người Inuit sáng tạo ra ý tưởng để con chim lên men dưới ánh nắng mặt trời bên trong một chai nước. Hương vị nó rất đặc biệt, có 1 chút cảm giác hơi nôn nao.
6. Panda Dung Tea - Trung Quốc: Loại trà xanh này sản xuất ở vùng núi Tứ Xuyên, Trung Quốc và được bón bằng hàng tấn phân từ những con gấu trúc sống tại trung tâm nhân giống gần đó. Chuyên gia về động vật hoang dã An Yanshi thích kiểu bón phân này vì nó giàu chất xơ và chất dinh dưỡng từ tre, thức ăn chính của gấu. Hệ tiêu hóa kém của loài gấu này khiến phân chứa nhiều vitamin và khoáng chất vì cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 30% lượng chúng ăn vào.
7. Cow Urine Soda - Ấn Độ: Đây là một loại nước ngọt có chứa nước tiểu bò. Điều này không có gì lạ trong văn hóa Ấn Độ giáo vì họ đã sử dụng nguyên liệu này như một phương thuốc truyền thống trong nhiều thế kỷ do tính chất thiêng liêng của loài bò.
8. Placenta 10000 - Nhật Bản: Placenta 10000 - Con số này xuất phát từ 10.000 mg nhau thai heo và giống như thạch. Nó được bán vì các đặc tính phục hồi và liên quan đến sắc đẹp.
9. Bia Civet Poo - Đan Mạch: Người sáng lập nhà máy bia Mikkeller ở Copenhagen đã rất ấn tượng về món cà phê chồn mà ông đã thưởng thức ở Việt Nam nên ông đã thêm socola vào món bia đen của mình, khiến nó có hương vị mạnh hơn, hoang dã và nặng hơn.
10. Kumis - Trung Á: Kumis là từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cổ để chỉ sữa ngựa lên men. Thức uống này có nhiều đường và nồng độ cồn cao khi lên men. Nguồn gốc của nó đến từ Mông Cổ cổ đại nhưng nó đã lan rộng khắp Trung Á. Kumis là thức uống chính của người du mục và thuốc chữa một số bệnh như: lao, thiếu máu, thương hàn, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến tụy, dạ dày và tim mạch. Các nhà văn Nga nổi tiếng như Anton Cekhov và Lev Tolstoi đã tận dụng khả năng chữa bệnh của kumis chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B12, C, biotin, Pantothenic và axit folic.
11. Nước mắt cá ngừ - Hàn Quốc: Thức uống này có chứa soju (rượu gạo) và thấu kính mắt cá ngừ sống nghiền, đặc như thạch, có tác dụng chống lão hóa và chống nếp nhăn do chứa vitamin E cùng các chất dinh dưỡng khác như collagen và gelatin
12. Three Penis Liquor - Trung Quốc: Loại thức uống này có chứa ngẩu pín của hải cẩu, hươu và chó Quảng Đông ủ trong rượu gạo. Nó có vị của giấm cay và nước ép mận.