1. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường có biểu hiện đầy bụng, căng tức ngực, dễ cáu kỉnh, tuy nhiên đôi khi mệt mỏi cũng là một phần triệu chứng. Mệt mỏi trong những ngày này có thể do biến động nội tiết tố, đầy hơi và rối loạn giấc ngủ. 2. Dị ứng theo mùa
Khi bạn bị dị ứng theo mùa, bạn thường xuyên khó thở, thở khò khè, ho và chảy nước mũi — tất cả những điều đó đòi hỏi hệ thống miễn dịch hoạt động ở mức cao để chống lại các chất gây dị ứng, và khiến bạn mệt mỏi. 3. Sau khi nhiễm virus
Sau khi ốm hay sốt vì nhiễm virus sẽ mất một thời gian bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi. Lý do là hệ thống miễn dịch của bạn đã hoạt động thực sự khó khăn để chống lại tình trạng nhiễm trùng và việc này tiêu tốn nhiều năng lượng khiến bạn không thể phục hồi ngay. 4. Trầm cảm
Một tình trạng của bệnh trầm cảm là cảm thấy bất lực và vô vọng, và chính điều đó có thể làm tiêu hao năng lượng khiến người bạn mệt mỏi. Trầm cảm thường liên quan đến những thay đổi về giấc ngủ của bạn, ngủ nhiều hơn hoặc bị mất ngủ cũng dẫn đến mệt mỏi. Nếu bạn mệt mỏi kèm theo cảm giác buồn bã, kém tập trung, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. 5. Bệnh celiac đường ruột
Người bị bệnh celiac có thể bị tiêu chảy và nôn nếu họ ăn gluten, do cơ thể không dung nạp gluten; tuy nhiên bệnh cũng có thể gây mệt mỏi khiến người cảm thấy yếu ngay cả khi không có vấn đề tiêu hóa. Tình trạng không dung nạp gluten sẽ xảy ra khi bạn ăn thực phẩm có lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen. 6. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến bạn ngưng thở đột ngột giữa đêm và sau đó lại thở lại bình thường. Ngưng thở khi ngủ làm rối loạn bản chất phục hồi của giấc ngủ, vì vậy dù bạn ngủ 8-9 tiếng mỗi đêm thì giấc ngủ kém chất lượng vẫn khiến bạn mệt mỏi. 7. Lo lắng.
Lo lắng, căng thẳng kéo dài dai dẳng có thể là bệnh lý, và nó có thể khiến bạn kiệt sức và bị rối loạn giấc ngủ. 8. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Đây là một rối loạn phức tạp gây mệt mỏi rất khó giải thích. Không có xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính, nhưng các bác sĩ có thể kết luận khi các tình trạng y tế khác như trầm cảm và rối loạn giấc ngủ đã được loại trừ. 9. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp tác động đến một số chức năng quan trọng của cơ thể. Tình trạng suy giáp có thể làm chậm chức năng cơ thể và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngược lại cường giáp, là khi tuyến giáp hoạt động quá mức, làm tăng tốc mọi thứ và có thể gây ra chứng mất ngủ và sự bồn chồn cũng làm bạn kiệt sức. 10. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ oxy đến các mô của cơ thể - và bị thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da nhợt nhạt hoặc hơi vàng, khó thở và bàn tay và bàn chân lạnh. Thiếu máu thường có thể được giải quyết bằng cách bổ sung sắt.
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường có biểu hiện đầy bụng, căng tức ngực, dễ cáu kỉnh, tuy nhiên đôi khi mệt mỏi cũng là một phần triệu chứng. Mệt mỏi trong những ngày này có thể do biến động nội tiết tố, đầy hơi và rối loạn giấc ngủ.
2. Dị ứng theo mùa
Khi bạn bị dị ứng theo mùa, bạn thường xuyên khó thở, thở khò khè, ho và chảy nước mũi — tất cả những điều đó đòi hỏi hệ thống miễn dịch hoạt động ở mức cao để chống lại các chất gây dị ứng, và khiến bạn mệt mỏi.
3. Sau khi nhiễm virus
Sau khi ốm hay sốt vì nhiễm virus sẽ mất một thời gian bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi. Lý do là hệ thống miễn dịch của bạn đã hoạt động thực sự khó khăn để chống lại tình trạng nhiễm trùng và việc này tiêu tốn nhiều năng lượng khiến bạn không thể phục hồi ngay.
4. Trầm cảm
Một tình trạng của bệnh trầm cảm là cảm thấy bất lực và vô vọng, và chính điều đó có thể làm tiêu hao năng lượng khiến người bạn mệt mỏi. Trầm cảm thường liên quan đến những thay đổi về giấc ngủ của bạn, ngủ nhiều hơn hoặc bị mất ngủ cũng dẫn đến mệt mỏi. Nếu bạn mệt mỏi kèm theo cảm giác buồn bã, kém tập trung, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
5. Bệnh celiac đường ruột
Người bị bệnh celiac có thể bị tiêu chảy và nôn nếu họ ăn gluten, do cơ thể không dung nạp gluten; tuy nhiên bệnh cũng có thể gây mệt mỏi khiến người cảm thấy yếu ngay cả khi không có vấn đề tiêu hóa. Tình trạng không dung nạp gluten sẽ xảy ra khi bạn ăn thực phẩm có lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen.
6. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến bạn ngưng thở đột ngột giữa đêm và sau đó lại thở lại bình thường. Ngưng thở khi ngủ làm rối loạn bản chất phục hồi của giấc ngủ, vì vậy dù bạn ngủ 8-9 tiếng mỗi đêm thì giấc ngủ kém chất lượng vẫn khiến bạn mệt mỏi.
7. Lo lắng.
Lo lắng, căng thẳng kéo dài dai dẳng có thể là bệnh lý, và nó có thể khiến bạn kiệt sức và bị rối loạn giấc ngủ.
8. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Đây là một rối loạn phức tạp gây mệt mỏi rất khó giải thích. Không có xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính, nhưng các bác sĩ có thể kết luận khi các tình trạng y tế khác như trầm cảm và rối loạn giấc ngủ đã được loại trừ.
9. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp tác động đến một số chức năng quan trọng của cơ thể. Tình trạng suy giáp có thể làm chậm chức năng cơ thể và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngược lại cường giáp, là khi tuyến giáp hoạt động quá mức, làm tăng tốc mọi thứ và có thể gây ra chứng mất ngủ và sự bồn chồn cũng làm bạn kiệt sức.
10. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ oxy đến các mô của cơ thể - và bị thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da nhợt nhạt hoặc hơi vàng, khó thở và bàn tay và bàn chân lạnh. Thiếu máu thường có thể được giải quyết bằng cách bổ sung sắt.