1. Virus Marburg: Virus Marburg được đặt theo tên của Marburg, một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Đức, nơi bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự bắt nguồn từ Uganda. Các công nhân Đức tại một phòng thí nghiệm ở Marburg đã mắc bệnh từ những con khỉ bị nhiễm bệnh, được nhập khẩu từ Uganda. Ảnh: Getty.Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao, tỷ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát đầu tiên (năm 1967) là 24%, nhưng tỷ lệ này là 83% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 100% trong đợt bùng phát năm 2017 ở Uganda. Ảnh: Getty.2. Virus Ebola: Năm 1976, đợt bùng phát dịch Ebola đầu tiên được biết đến ở người xảy ra đồng thời ở Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chủng Ebola Bundibugyo có tỷ lệ tử vong là 25% trong khi chủng Zaire có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Ảnh: Reuters.Đợt bùng phát Ebola lớn nhất được ghi nhận ở Tây Phi vào đầu năm 2014 và mất hai năm để giải quyết. Trong thời gian đó, 28.652 người bị lây nhiễm và khiến 11.325 người tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). Ảnh: Shutterstock.3. Virus rabies (bệnh dại): Theo một nghiên cứu năm 2019 trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC, khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh do virus này gây ra. Ảnh: CDC.Sau khi bị động vật nhiễm virus rabies cắn hoặc cào, bạn phải đi tiêm vắc xin phòng dại hoặc điều trị ngay lập tức. Nếu không, virus sẽ làm tổn thương não và dây thần kinh. Theo CDC, virus này có tỷ lệ tử vong là 99%. Ảnh: Wikipedia.4. Virus HIV: Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Vào năm 2021, có 650.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn thế giới. Ảnh: CDC.5. Virus gây bệnh đậu mùa: Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa đã được loại trừ. Nhưng trước đó, con người đã chiến đấu với bệnh đậu mùa trong hàng nghìn năm. Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người, theo National Geographic. Ảnh: Getty.6. Virus Hanta: Hội chứng phổi do virus Hanta là căn bệnh gây tử vong, lần đầu tiên được chú ý rộng rãi ở Mỹ vào năm 1993. Theo CDC, hơn 833 người ở Mỹ mắc bệnh này tính đến cuối năm 2020, và 35% người tử vong vì nó. Ảnh: Getty.7. Virus cúm: Cúm gây tử vong với tỷ lệ nhỏ ở người nhiễm, trong 100.000 người mắc thì khoảng 1,8 người tử vong mỗi năm, theo CDC. Tuy nhiên, nó lây cho rất nhiều người nên trở thành một trong những "kẻ giết người" hàng đầu trên toàn thế giới. Ảnh: Getty.Theo WHO, trong một mùa cúm điển hình, có tới 650.000 người trên toàn thế giới sẽ chết vì căn bệnh này. Ảnh: Getty.8. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết: Theo WHO, sốt xuất huyết Dengue lây nhiễm cho 100 đến 400 triệu người mỗi năm. Mặc dù sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ tử vong thấp hơn một số loại virus khác, khoảng 1%, virus có thể gây bệnh giống Ebola có tỷ lệ tử vong lên tới 20% nếu không được điều trị. Ảnh: Getty.9. Virus Rota: Virus rota gây bệnh tiêu chảy khiến khoảng 200.000 trẻ tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở Nigeria và Ấn Độ, theo PreventRotavirus. Ảnh: CDC.10. Virus SARS-COV-2: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bùng phát vào năm 2020. Tính đến tháng 10/2022, virus đã khiến hơn 6,57 triệu người tử vong và còn tiếp tục tăng. Theo OurWorldInData, virus này đã lây nhiễm cho ít nhất 626 triệu người. Ảnh: Getty. Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
1. Virus Marburg: Virus Marburg được đặt theo tên của Marburg, một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Đức, nơi bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự bắt nguồn từ Uganda. Các công nhân Đức tại một phòng thí nghiệm ở Marburg đã mắc bệnh từ những con khỉ bị nhiễm bệnh, được nhập khẩu từ Uganda. Ảnh: Getty.
Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao, tỷ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát đầu tiên (năm 1967) là 24%, nhưng tỷ lệ này là 83% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 100% trong đợt bùng phát năm 2017 ở Uganda. Ảnh: Getty.
2. Virus Ebola: Năm 1976, đợt bùng phát dịch Ebola đầu tiên được biết đến ở người xảy ra đồng thời ở Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chủng Ebola Bundibugyo có tỷ lệ tử vong là 25% trong khi chủng Zaire có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Ảnh: Reuters.
Đợt bùng phát Ebola lớn nhất được ghi nhận ở Tây Phi vào đầu năm 2014 và mất hai năm để giải quyết. Trong thời gian đó, 28.652 người bị lây nhiễm và khiến 11.325 người tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). Ảnh: Shutterstock.
3. Virus rabies (bệnh dại): Theo một nghiên cứu năm 2019 trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC, khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh do virus này gây ra. Ảnh: CDC.
Sau khi bị động vật nhiễm virus rabies cắn hoặc cào, bạn phải đi tiêm vắc xin phòng dại hoặc điều trị ngay lập tức. Nếu không, virus sẽ làm tổn thương não và dây thần kinh. Theo CDC, virus này có tỷ lệ tử vong là 99%. Ảnh: Wikipedia.
4. Virus HIV: Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Vào năm 2021, có 650.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn thế giới. Ảnh: CDC.
5. Virus gây bệnh đậu mùa: Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa đã được loại trừ. Nhưng trước đó, con người đã chiến đấu với bệnh đậu mùa trong hàng nghìn năm. Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người, theo National Geographic. Ảnh: Getty.
6. Virus Hanta: Hội chứng phổi do virus Hanta là căn bệnh gây tử vong, lần đầu tiên được chú ý rộng rãi ở Mỹ vào năm 1993. Theo CDC, hơn 833 người ở Mỹ mắc bệnh này tính đến cuối năm 2020, và 35% người tử vong vì nó. Ảnh: Getty.
7. Virus cúm: Cúm gây tử vong với tỷ lệ nhỏ ở người nhiễm, trong 100.000 người mắc thì khoảng 1,8 người tử vong mỗi năm, theo CDC. Tuy nhiên, nó lây cho rất nhiều người nên trở thành một trong những "kẻ giết người" hàng đầu trên toàn thế giới. Ảnh: Getty.
Theo WHO, trong một mùa cúm điển hình, có tới 650.000 người trên toàn thế giới sẽ chết vì căn bệnh này. Ảnh: Getty.
8. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết: Theo WHO, sốt xuất huyết Dengue lây nhiễm cho 100 đến 400 triệu người mỗi năm. Mặc dù sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ tử vong thấp hơn một số loại virus khác, khoảng 1%, virus có thể gây bệnh giống Ebola có tỷ lệ tử vong lên tới 20% nếu không được điều trị. Ảnh: Getty.
9. Virus Rota: Virus rota gây bệnh tiêu chảy khiến khoảng 200.000 trẻ tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở Nigeria và Ấn Độ, theo PreventRotavirus. Ảnh: CDC.
10. Virus SARS-COV-2: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bùng phát vào năm 2020. Tính đến tháng 10/2022, virus đã khiến hơn 6,57 triệu người tử vong và còn tiếp tục tăng. Theo OurWorldInData, virus này đã lây nhiễm cho ít nhất 626 triệu người. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)