Hội chứng sợ pho mát (Turophobia). Những người bị bệnh Turophobia thường liên hệ pho mát với một ký ức nào đó gây tổn thương. Từ pho mát cheddar đến mozzarella, những người bị bệnh sợ pho mát thường bỏ chạy khi nhìn thấy một lát pho mát. Một số có thể chỉ sợ một loại pho mát nhất định, trong khi một số khác thì sợ tất cả các loại pho mát. Aichmophobia là tên gọi của hội chứng sợ hãi, ám ảnh cực độ về những vật sắc nhọn như kim tiêm hay những chiếc ghim… Nỗi sợ này nghe có vẻ hợp lý nhất bởi các vật nhọn rất dễ gây thương tích cho con người. Hội chứng sợ ngủ (Somniphobia hay còn gọi là Hypnophobia). Người bị bệnh này luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi đối với giấc ngủ. Chứng bệnh này một phần xuất phát từ việc bệnh nhân thường hay gặp ác mộng mỗi lúc đi ngủ. Pogonophobia là hội chứng sợ râu. Hội chứng sợ râu thường xảy ra với những cậu bé ở tuổi dậy thì. Người mắc hội chứng này thường không dám nhìn, sờ vào râu của mình hoặc của người khác.Hội chứng sợ yêu (Philophobia). Những người mắc chứng này có xu hướng xem tình yêu là một điều rất đáng sợ: Sợ yêu lầm người, sợ bị lừa dối trong tình yêu, sợ bị từ chối, sợ mất thời giờ dành cho công việc, sợ bị đau, sợ gây tổn thương cho người khác, sợ chia tay và tan vỡ… và nhiều nỗi sợ vu vơ khác nữa. Hội chứng sợ già (Gerontophobia). Đây là hội chứng mà có lẽ ai trong chúng ta đều lo sợ, ít nhất là ở một mức độ nào đó.Caligynephobia: Hội chứng sợ phụ nữ xinh đẹp. Người mắc chứng bệnh này thậm chí còn sợ hãi trước vẻ đẹp của người phụ nữ mặc dù họ chỉ nhìn cô gái đó qua ảnh. Hội chứng sợ rốn (Oomphalophobia). Những người mắc hội chứng này không dám sờ vào rốn của chính mình hoặc người khác. Thậm chí, họ còn không dám nghĩ đến hình ảnh cái rốn.Nỗi ám ảnh vì không có điện thoại di động (hội chứng Nomophobia). Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trên, họ cảm thấy lo lắng cực độ khi điện thoại vượt khỏi tầm nhìn của họ. Hội chứng sợ bóng tối (Sciaphobia). Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Ở mức độ nghiêm trọng, chứng sợ bóng tối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chủ thể, khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối và không thích ngủ một mình, gây ảnh hưởng lên cả sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình.
Hội chứng sợ pho mát (Turophobia). Những người bị bệnh Turophobia thường liên hệ pho mát với một ký ức nào đó gây tổn thương. Từ pho mát cheddar đến mozzarella, những người bị bệnh sợ pho mát thường bỏ chạy khi nhìn thấy một lát pho mát. Một số có thể chỉ sợ một loại pho mát nhất định, trong khi một số khác thì sợ tất cả các loại pho mát.
Aichmophobia là tên gọi của hội chứng sợ hãi, ám ảnh cực độ về những vật sắc nhọn như kim tiêm hay những chiếc ghim… Nỗi sợ này nghe có vẻ hợp lý nhất bởi các vật nhọn rất dễ gây thương tích cho con người.
Hội chứng sợ ngủ (Somniphobia hay còn gọi là Hypnophobia). Người bị bệnh này luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi đối với giấc ngủ. Chứng bệnh này một phần xuất phát từ việc bệnh nhân thường hay gặp ác mộng mỗi lúc đi ngủ.
Pogonophobia là hội chứng sợ râu. Hội chứng sợ râu thường xảy ra với những cậu bé ở tuổi dậy thì. Người mắc hội chứng này thường không dám nhìn, sờ vào râu của mình hoặc của người khác.
Hội chứng sợ yêu (Philophobia). Những người mắc chứng này có xu hướng xem tình yêu là một điều rất đáng sợ: Sợ yêu lầm người, sợ bị lừa dối trong tình yêu, sợ bị từ chối, sợ mất thời giờ dành cho công việc, sợ bị đau, sợ gây tổn thương cho người khác, sợ chia tay và tan vỡ… và nhiều nỗi sợ vu vơ khác nữa.
Hội chứng sợ già (Gerontophobia). Đây là hội chứng mà có lẽ ai trong chúng ta đều lo sợ, ít nhất là ở một mức độ nào đó.
Caligynephobia: Hội chứng sợ phụ nữ xinh đẹp. Người mắc chứng bệnh này thậm chí còn sợ hãi trước vẻ đẹp của người phụ nữ mặc dù họ chỉ nhìn cô gái đó qua ảnh.
Hội chứng sợ rốn (Oomphalophobia). Những người mắc hội chứng này không dám sờ vào rốn của chính mình hoặc người khác. Thậm chí, họ còn không dám nghĩ đến hình ảnh cái rốn.
Nỗi ám ảnh vì không có điện thoại di động (hội chứng Nomophobia). Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trên, họ cảm thấy lo lắng cực độ khi điện thoại vượt khỏi tầm nhìn của họ.
Hội chứng sợ bóng tối (Sciaphobia). Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Ở mức độ nghiêm trọng, chứng sợ bóng tối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chủ thể, khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối và không thích ngủ một mình, gây ảnh hưởng lên cả sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình.