Năm 1912, khi vừa tròn 12 tuổi, Mạc Tú Anh đã bị gả cưới cho nhà giàu bởi gia đình cô không đủ khả năng nuôi con. Sau khi Mạc Tú Anh kết hôn, hàng ngày cô đều phải đảm đương hết mọi công việc gia đình, nhưng điều khiến cô đau khổ hơn là 6 năm chung sống với chồng, cô vẫn không có con. Vốn dĩ là một cuộc hôn nhân sắp đặt không có tình yêu, cưới Mạc Tú Anh về chỉ để nối dõi tông đường, thái độ của người chồng đối với bà vô cùng tệ bạc. Lại thêm người mẹ chồng ngày nào cũng đánh đập, la mắng Tú Anh. Vì vậy, chẳng lâu sau, bà nhận lá thư ly hôn và bị đuổi ra khỏi nhà. “Một người đàn bà không thể sinh con không có tư cách sống trong nhà ta", trong thư mẹ chồng Tú Anh viết.
Mạc Tú Anh là người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi nhưng có cuộc đời không kém phần sóng gió.
Thời bấy giờ, phụ nữ đã ly hôn dường như không còn đường sống vì bị xã hội khinh miệt. Mạc Tú Anh lang thang khắp nơi, rồi đành đi về hướng nhà thổ và quán rượu. Với tình cảnh như thế này, bà không còn con đường nào ngoài trở thành một gái hát. Kể từ đó, trong Tần Lâu Sở có một nữ ca sĩ xinh đẹp và đa tài. Bà dựa vào giọng hát và ngoại hình xinh đẹp của mình để kiếm sống qua ngày. Hiểu rằng không thể sống với cái nghề này lâu dài, bà luôn trông mong tìm được tấm chồng để nương nhờ quãng đời còn lại.
Người theo đuổi Tú Anh nhiều vô kể, nhưng bà đều từ chối. Bởi bà hiểu với những gã này, bà chỉ như cuộc vui chơi qua đường. Năm 1918, trong một lần đi diễn, Tú Anh gặp một chàng trai trẻ mặc quân phục, đi giày da ngồi trên khán đài. Khác với thái độ tán tỉnh của những người đàn ông khác, vị quân nhân này lại khiến Mạc Tú Anh vô cùng cảm động, bởi ánh mắt đầy si tình chứ không hề báng bổ. Ông không lấy lòng bà bằng vàng bạc, trang sức mà lại luôn tìm cách chuyện trò, bảo vệ bà từ những điều nhỏ nhất, lâu dần cả hai cùng nảy sinh tình cảm.
Cả hai nảy sinh tình cảm ngay từ lần đầu gặp gỡ.
Vị quân nhân đó chính là Trần Tế Đường, ông đã có vợ nhưng là hôn nhân do gia đình sắp đặt. Thời thế lúc đó đàn ông 5 thê 7 thiếp là thường tình, Mạc Tú Anh chấp nhận đánh cược, đồng ý lên xe hoa để làm vợ lẽ của ông. Về làm dâu nhà họ Trần, Mạc Tú Anh hết lòng phụng sự nhà chồng, vì vậy mà sớm được mọi người chấp nhận. Sau khi tái hôn, bà sinh 11 người con, 7 trai và 4 gái. Vợ cả của Trần Tế Đường qua đời vì bệnh tật, để lại cả 7 người con nữa. Một mình Mạc Tú Anh chăm sóc và nuôi dưỡng 18 người con của chồng. Tất cả mọi trách nhiệm quản lý đến tay bà đều làm một cách chu toàn.
Không bao lâu sau, sự nghiệp của chồng bà cũng trở nên thăng hoa hơn. Từ một người lính bình thường, ông được thăng cấp lãnh đạo, tham gia nhiều cuộc chiến và giữ vai trò chủ chốt. Đến năm 1929, ông đã là “vua đất phương Nam”, nắm giữ mọi quyền lực ở Quảng Đông. Mạc Tú Anh khuyên chồng muốn bén rễ ở nơi đây thì phải làm những việc thiết thực cho người dân, được sự yêu thương và ủng hộ của mọi người thì mọi việc mới có thể tồn tại lâu dài.
Sau khi tái hôn, bà sinh 11 người con, 7 trai và 4 gái.
Từ đó, vô số dự án công nghiệp mọc lên như nấm do cả hai xây dựng, trong đó có cầu, nhà máy điện, bến cảng, bến tàu… Sự xuất hiện của các dự án này đã cải thiện đáng kể cơ sở công nghiệp địa phương và cung cấp một số lượng lớn việc làm, ngay lập tức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân ở Quảng Đông.
Bên cạnh đó, Mạc Tú Anh còn đi khắp nơi gây quỹ và diễn thuyết, "mặc cả" với chính phủ để xin được tiền tài trợ cho nhân dân. Với số tiền đó, bà đã xây dựng bệnh viện và mua thiết bị y tế. Trong 3 năm đã xây thêm gần 500 trường học, thư viện, tạo cơ hội đến trường cho hàng vạn trẻ em. Dưới sự cai quản của vợ chồng Mạc Tú Anh, Quảng Đông đã phát triển vượt bậc, người dân địa phương vô cùng yêu quý cả hai, kính trọng gọi bà là “mẹ Quảng Đông”.
Năm 1936, khi tinh thần chống Nhật đang lên cao trong nước, Trần Tế Đường đã tham gia vào hoạt động “chống Tưởng và chống Nhật” nhưng thất bại. Để tránh bị Quốc dân đảng bắt giữ, vợ chồng họ buộc phải rời bỏ quê hương và trốn sang Hồng Kông. Đang quen với cuộc sống ổn định và thịnh vượng nhưng đột nhiên họ phải di dời, Tế Đường lo lắng vợ mình không chịu nổi. Nhưng Tú Anh không bao giờ phàn nàn, không những vậy, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, cô vẫn kiên trì nguyện vọng yêu nước ban đầu của mình.
Có bàn tay của Mạc Tú Anh, vùng đất Quảng Đông trở nên phát triển vượt bậc.
Năm 1945, Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc kháng Nhật, đáng tiếc là vào năm thứ hai sau chiến thắng, Mạc Tú Anh đã bị lâm bệnh nặng và trở về Quảng Đông vào năm 1947. Một thời gian sau, bà qua đời, Trần Tế Đường vô cùng suy sụp. Không quá lời khi nói rằng những huân chương mà ông nhận được chỉ có một nửa là của ông, còn một nửa là của vợ mình. Cho đến ngày nay, thế hệ trước ở Quảng Đông vẫn còn nhớ tên Mạc Tú Anh, bà là "Mẹ Quảng Đông" và là một "huyền thoại" trong lòng họ.