Nhiều người tìm đến bệnh viện vì nhu động ruột bất thường. Mỗi người có những lo lắng khác nhau: Có người đi tiêu nhiều, có người đi tiêu ít. Câu đầu tiên của nhiều người khi gặp bác sĩ là: Thưa bác sĩ, tôi bị tiêu chảy/táo bón.
1. Thế nào mới là tình trạng tiêu chảy/táo bón?
Trên thực tế, dưới góc độ y khoa, nếu tần suất đi đại tiện tăng hay giảm, bạn không thể nói đơn giản đó là táo bón hoặc tiêu chảy. Thực tế, các biểu hiện chính của táo bón là đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần, phân khô, cứng và khó đại tiện. Đối với bệnh tiêu chảy, chủ yếu biểu hiện là đại tiện nhiều hơn ba lần một ngày, hơn 200 gam phân mỗi ngày, kết cấu phân mỏng và hàm lượng nước > 85%.
Vì vậy, khi đánh giá xem có vấn đề gì với việc đi tiêu hay không, chúng ta không nên chỉ nhìn vào tần suất đi tiêu mà còn nhìn vào đặc điểm của phân. Nếu đó chỉ là sự tăng hoặc giảm tần suất đi tiêu, tính chất của phân không có gì bất thường, thói quen đi đại tiện tương đối đều đặn, lúc này không thể coi là cơ thể có vấn đề gì đó.
Đầu tiên, nếu tần suất đi tiêu tăng lên, kèm theo phân loãng với hàm lượng nước >85%, bạn có thể chẩn đoán được bệnh tiêu chảy, chia thành tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính kéo dài hơn 4 tuần.
Nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp là nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm có thể gây ra tiêu chảy. Ví dụ, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Nguyên nhân chính gây tiêu chảy mãn tính là các khối u ác tính ở đường ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột... Ngoài ra, một số bệnh ngoài đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy như ung thư tuyến tụy, ung thư gan, xơ gan, hội chứng hấp thu ở ruột non... Tiêu chảy tưởng chừng đơn giản nhưng có rất nhiều nguyên nhân và việc điều trị thường rất khó khăn.
Thói quen đại tiện rất quan trọng. (Ảnh minh họa).
Thứ hai, trường hợp tần suất đi đại tiện giảm, kèm theo phân khô, cứng và khó đại tiện. Nếu đáp ứng được hai tiêu chí này, có thể chẩn đoán bệnh táo bón mãn tính, với tình trạng táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Đối với tình trạng táo bón đột ngột, bạn nên cảnh giác xem nguyên nhân có phải do thói quen sinh hoạt không tốt, đặc biệt là thói quen ăn uống. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo và hiếm khi ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ dẫn đến táo bón. Sau khi thay đổi thói quen ăn uống, tình trạng táo bón này thường có thể thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu khối u ác tính phát triển trong ruột hoặc xảy ra tình trạng tắc ruột, người bệnh cũng có thể bị táo bón.
Đối với táo bón mãn tính, phổ biến nhất là táo bón chức năng. Khi tuổi tác tăng lên, do nhu động ruột suy giảm nên nhiều người sẽ bị táo bón chức năng. Tất nhiên, các bệnh như bệnh Crohn và ung thư đường ruột cũng có thể gây táo bón mãn tính.
2. Tần suất đi tiêu nào có lợi cho sức khỏe hơn?
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell của các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã chỉ ra, số lần đi tiêu của một người mỗi ngày có tác động đáng kể đến sức khỏe lâu dài. Đi đại tiện 1-2 lần một ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về bệnh tật, lối sống và sinh học từ hơn 1.400 người trưởng thành khỏe mạnh. Theo số lần đi tiêu được báo cáo bởi các cá nhân, tất cả mọi người được chia thành bốn nhóm: táo bón (1-2 lần đi tiêu mỗi tuần), mức bình thường thấp (3-6 lần đi tiêu mỗi tuần), mức bình thường cao (1-3 lần đi tiêu mỗi ngày).
Kết quả cho thấy phụ nữ, thanh niên và những người có chỉ số BMI thấp có tần suất đại tiện thấp hơn và tần suất đại tiện có liên quan đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Những người có tần suất đại tiện bình thường rất giàu vi khuẩn lên men chất xơ, trong khi người bị tiêu chảy hoặc táo bón có nhiều vi khuẩn lên men protein.
Nên ăn rau nhiều hơn. (Ảnh minh họa).
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, tần suất đi tiêu có liên quan đến một số chất chuyển hóa trong máu và các thành phần hóa học trong huyết tương, điều này cũng phản ánh mối quan hệ có thể có giữa sức khỏe đường ruột và các bệnh mãn tính. Những người thường xuyên bị tiêu chảy có nhiều chất chuyển hóa liên quan đến tổn thương gan, máu. Cơ thể người bị táo bón lâu ngày chứa nhiều chất chuyển hóa liên quan đến chức năng thận giảm.
Từ nghiên cứu này, không khó để nhận ra rằng nếu đảm bảo bạn đi đại tiện 1-2 lần một ngày và chất lượng phân rất tốt thì điều này thường cho thấy đường ruột của bạn rất khỏe mạnh.
3. Tuân thủ những thói quen này sẽ giúp việc đi đại tiện thường xuyên hơn
Nếu bạn muốn nhu động ruột của mình tốt hơn và ổn định hơn thì điều quan trọng là phải duy trì thói quen sinh hoạt tốt. Bạn nên phát triển thói quen đi đại tiện đều đặn. Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để đi đại tiện, vì vậy nếu bạn có thói quen đại tiện không tốt, có thể bắt đầu tập.
Mọi người phải duy trì thói quen ăn uống tốt, không quá kén chọn thức ăn và không chú ý bổ sung thực phẩm giàu chất xơ thô.
Uống nhiều nước cũng có lợi cho việc đại tiện. Tập thể dục có thể thúc đẩy nhu động ruột. Khi cần đại tiện, bạn phải đi vệ sinh kịp thời.