Uống nước đun sôi hay uống trà đều đặn mỗi ngày tốt hơn cho cơ thể? Nhiều người bất ngờ về câu trả lời

Google News

Uống trà hay nước đun sôi mỗi ngày sẽ giúp ích cho cơ thể nhiều hơn? Câu trả lời là: Tùy từng trường hợp.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán, Trung Quốc sau nhiều lần thử nghiệm đã nhận thấy, uống trà có phản ứng kích thích kinh mạch trên cơ thể con người rất rõ ràng. Những nghiên cứu chứng minh rằng trà thực sự có thể khai thông các kinh mạch của cơ thể con người và kích thích tác dụng của các kinh mạch cụ thể. Theo dữ liệu mẫu thử nghiệm, các loại trà khác nhau cũng tương ứng với các kinh mạch khác nhau như mạch Thái Dương, tĩnh mạch Dương Minh, tĩnh mạch Thiếu Dương, tĩnh mạch Thái Âm và tĩnh mạch Tuyệt Âm... 

Trong khi đó, uống nước thông thường, là một phương pháp thuộc về bản năng, dân gian, giúp duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể. 

Vậy, câu hỏi đặt ra là uống nước đun sôi hay uống trà, về lâu dài sẽ tốt cho sức khỏe hơn?

Uống trà hay nước tốt cho sức khỏe? (Ảnh minh họa). 

Tác dụng của việc uống nước

So với uống trà, một số người cho rằng uống nước tốt cho sức khỏe hơn, bởi vì nước đun sôi là một thức uống không kiêng kỵ, hầu như ai cũng có thể uống được , đồng thời không chứa đường, caffeine, chất tạo màu và các chất phụ gia khác.

Nước lọc thiết yếu cho cơ thể. (Ảnh minh họa).

Quá trình Hydrat hóa, khi uống nước, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:

- Chăm sóc da: Hydrat hóa thích hợp có thể làm tăng độ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm nếp nhăn, đốm đồi mồi và các vấn đề khác.

- Sức khỏe hô hấp: Uống nước sẽ giữ cho niêm mạc đường hô hấp tương đối ẩm, thúc đẩy quá trình tiết chất nhầy bình thường và giảm sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Thúc đẩy lưu lượng máu: Cơ thể con người đủ nước cũng có thể giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ đông máu.

- Ngăn ngừa táo bón: Uống đủ nước có thể ngăn ngừa khô phân và ngăn ngừa táo bón.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nước đun sôi có thể làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm hiện tượng chuyển sản đường ruột và nhiều tác dụng nuôi dưỡng dạ dày khác.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi nhóm người khác nhau sẽ có tiêu chuẩn nước uống khác nhau. Uống quá nhiều cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, với các nhóm đặc biệt, chẳng hạn như bệnh nhân loét dạ dày cần dùng thuốc lâu dài, người có chức năng thận kém, bệnh nhân mắc bệnh urê huyết và bệnh nhân suy tim, phải kiểm soát nước nếu không tình trạng của họ có thể trở nên trầm trọng hơn.

Tác dụng của trà

Trà rất giàu thành phần dược liệu và 28 yếu tố cần thiết cho cơ thể con người, có thể điều hòa sức khỏe con người và thậm chí làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

- Bệnh tim mạch

Tạp chí "Tim mạch dự phòng châu Âu" đã công bố nghiên cứu có liên quan. Qua theo dõi lâu dài, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống trà hơn ba lần một tuần có tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não thấp hơn 20% so với những người uống ít trà hơn.  

- Hạ huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống trà có huyết áp tâm thu trung bình và huyết áp tâm trương thấp hơn lần lượt là 1,8mmHg và 1,4mmHg so với những người không uống trà thường xuyên.  

- Giảm mỡ

Viện Nghiên cứu Trà của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) qua thí nghiệm nhận thấy uống trà có thể giúp cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa và giảm cân. 

Nên uống trà đúng cách. (Ảnh minh họa). 

Trà cũng mang lại tác dụng phụ với những nhóm đặc biệt như người bị suy nhược thần kinh, gây chất lượng giấc ngủ kém, cường giáp, các vấn đề về dạ dày, loét đường ruột, bệnh lao, bệnh tim, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trà không phù hợp để uống trước khi đi ngủ, trước và sau bữa ăn. Trà cũng có thể có tác dụng ngược, đặc biệt là trà đậm, có thể gây hại thận và có hại cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Tổng kết lại, uống trà và uống nước đều có những ưu điểm riêng, nhưng cũng có những điều cần chú ý đến, chỉ cần bạn đảm bảo uống đúng cách và điều độ thì cả việc uống nước và uống trà đều tốt cho sức khỏe. 

Uống trà, uống nước theo tỷ lệ nào là hợp lý?

Các chuyên gia gợi ý: Người lớn nên uống 1.500-1.700 ml nước mỗi ngày để đáp ứng yêu cầu của cơ thể. 

Ngoài ra, tốt nhất nên uống một lượng nhỏ nước thường xuyên, cách nhau khoảng nửa giờ. Đồng thời, nhiệt độ nước tốt nhất là từ 25°C đến 45°C. Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc thận, tốt nhất nên uống nước theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm tăng gánh nặng cho tim hoặc thận.

Việc uống trà cũng vậy. Muốn uống trà tốt cho sức khỏe, bạn cần chú ý một số điều như không nên uống trà ngay sau bữa ăn bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein và các nguyên tố vi lượng.

Không nên uống trà ngay sau khi uống rượu, bởi trà có tác dụng lợi tiểu, chất acetaldehyde không được cơ thể phân hủy sau khi uống sẽ làm tổn thương thận và tăng lượng máu, không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Không nên uống trà đặc, bởi uống trà đặc trong thời gian dài sẽ liên tục gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đồng thời có thể gây ra các vấn đề như táo bón và sỏi.

Nên chọn trà mới vì trà mới có hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú nhất, trong khi trà cũ có thể bị hỏng do vấn đề bảo quản.

THÙY LINH

Bình luận(0)