Tự "đầu độc" bản thân chỉ vì 5 thói quen tưởng chừng vô hại này, bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh

Google News

Rửa bát đĩa tưởng chừng là công việc đơn giản và vô hại, tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, bạn có thể đang vô tình đưa hóa chất độc hại vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các chuyên gia y tế cho biết bên cạnh chế độ ăn uống, việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, rửa bát đĩa cũng tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, bát đĩa sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và các chất gây hại có thể tích tụ sau mỗi lần sử dụng. 

Ngược lại, nếu không được làm sạch đúng cách, bát đĩa có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến các căn bệnh ung thư.

Để tránh tạo cơ hội cho mầm bệnh xuất hiện từ căn bếp, bảo vệ bản thân và gia đình, bạn nên loại bỏ ngay 5 thói quen rửa bát đĩa sau đây.

Việc rửa bát không đúng cách có thể vô tình gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa

Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên bề mặt bát đĩa để tăng khả năng làm sạch. Tuy nhiên, phương pháp này không tăng hiệu quả làm sạch, mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa, để lại hóa chất dư thừa trên bát đĩa, đặc biệt là khi chúng còn không được xả sạch đúng cách. 

Các hóa chất phổ biến trong nước rửa chén như chất hoạt động bề mặt, hương liệu và chất bảo quản có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, tổn thương tế bào gan, thận khi tích tụ lâu dài trong cơ thể. 

Do đó, khi rửa bát bạn nên đổ nước rửa chén vào miếng rửa hoặc pha loãng trong nước trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Rửa qua loa với nước

Rửa bát đĩa sơ sài, không kỳ cọ kỹ lưỡng khiến nước rửa chén và dầu mỡ vẫn còn bám trên bề mặt. Đặc biệt, trong trường hợp rửa bằng tay, khi lớp bọt và dầu mỡ không được loại bỏ hoàn toàn, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn uống. 

Thức ăn khi tiếp xúc với bát đĩa không sạch sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và các bệnh lý khác. Để đảm bảo hiệu quả, nên tráng sạch bát đĩa nhiều lần với nước sạch sau khi sử dụng nước rửa chén. Nếu có thể, hãy tráng lại chén bát với nước sôi trước khi đem phơi hoặc sấy khô.

Nước lạnh không đủ để làm tan chất béo và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Sử dụng nước rửa chén cho bát bị sứt mẻ

Với những chiếc bát đĩa bị sứt mẻ hoặc nứt vỡ, các vết nứt sẽ trở thành nơi lưu giữ lý tưởng cho nước rửa chén và vi khuẩn. Khi bát đĩa này được sử dụng, nước rửa chén có thể tiếp xúc với thức ăn và gây ra hiện tượng nhiễm hóa chất trực tiếp. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại trong nước rửa chén có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.

Hơn nữa, các mảnh vỡ có thể gây trầy xước niêm mạc miệng hoặc thậm chí gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Đối với bát đĩa bị sứt mẻ nghiêm trọng, tốt nhất nên thay thế hoặc không dùng chúng để tránh rủi ro sức khỏe.

Ngâm quá lâu trong nước tẩy rửa

Nhiều người trong chúng ta nghĩa rằng, gâm bát đũa càng lâu trong nước rửa chén thì nó sẽ càng sạch, dễ rửa hơn và khi rửa sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế là ngâm bát đĩa trong nước có pha nước rửa chén quá lâu có thể khiến hóa chất ngấm sâu vào các vật dụng, nhất là bát đĩa được làm từ chất liệu dễ thấm như: gốm, sứ. 

Thời gian ngâm bát đũa càng lâu càng khiến lượng vi khuẩn tăng lên theo cấp số nhân và tỉ lệ thuận với quá trình ngâm chúng. Điều này có thể làm cho các hóa chất tẩy rửa tồn đọng lâu dài trên bề mặt và khó loại bỏ hoàn toàn, từ đó tăng nguy cơ tiêu thụ hóa chất khi thức ăn tiếp xúc với bát đĩa. Đặc biệt, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Để bảo vệ sức khỏe, chỉ nên ngâm bát đĩa trong nước rửa chén trong thời gian vừa đủ để làm mềm chất bẩn, tránh ngâm lâu hơn cần thiết.

Ngâm bát đĩa lâu trong nước chứa nước rửa chén làm tăng nguy cơ hóa chất thấm sâu vào bề mặt bát đĩa. (Ảnh minh họa).

Sử dụng nước rửa chén kém chất lượng

Một số nước rửa chén không đảm bảo chất lượng, chứa các hóa chất mạnh và chất bảo quản độc hại, có thể gây kích ứng da tay, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng. 

Những sản phẩm này thường chứa thành phần hóa học không rõ nguồn gốc hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ tồn dư hóa chất trên bát đĩa ngay cả khi đã xả nước kỹ và tăng luôn khả năng hấp thụ hóa chất độc hại qua đường tiêu hóa.

Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên chọn nước rửa chén từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến cách sử dụng nước rửa chén một cách hợp lý cũng như rửa kỹ lưỡng với nước sạch.

AN THANH

Bình luận(0)