Trong tương tác giữa con người với nhau, điều quan trọng nhất là đồng cảm, bao dung. Dù đối phương giàu có hơn hay nghèo khó hơn mình, chỉ khi bạn thật sự bình tĩnh và thoải mái, bạn mới có thể làm được điều đó.
Như vậy, một mặt bạn sẽ không cảm thấy ghen tị vì đối phương có địa vị cao hơn; mặt khác, bạn sẽ không coi thường ai chỉ vì họ ở trình độ thấp hơn bạn. Một người như vậy luôn giữ được thái độ hòa nhã, không phán xét, không làm ai phải buồn lòng.
Như một nhà văn từng nói: “Dấu hiệu sự trưởng thành thực sự của một người là nhận ra rằng ngày càng có ít người đáng trách hơn”.
Lý do rất đơn giản, bởi mỗi người đều có những khó khăn riêng và chúng ta có thể không hiểu hết cuộc sống của họ. Vì vậy, hãy đối xử công bằng với mọi người, giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống, giao tiếp một cách đồng cảm và bao dung, làm việc một cách thoải mái và tận hưởng cuộc sống này.
Hãy đồng cảm nhất có thể
Sự tỉnh táo lớn nhất ở đời là biết tôn trọng người khác và tha thứ cho chính mình. Trong giao tiếp với mọi người, hãy cố gắng để đặt mình vào vị trí của người khác. Không ai có thể thực sự đồng cảm với người khác, cảm nhận được hết những gì người khác đang trải qua nhưng nếu biết cách cư xử, bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối, xích mích.
Con người luôn cần có sự tương tác nào đó với thế giới, xã hội trong cuộc sống. Vì vậy, nếu một người biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, họ thực chất đang tìm cho mình một con đường an toàn hơn và ít xích mích hơn.
Suy cho cùng, một người càng hay so đo tính toán, càng thích làm theo cách của mình thì sẽ càng gặp nhiều rắc rối và phiền phức, cuối cùng bản thân cũng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc. Người như vậy ngày càng có nhiều lời phàn nàn, ngày càng có nhiều nghi ngờ về bản chất con người, thậm chí cả con người trở nên cực đoan.
Tolstoy đã nói: “Bạn không phải là tôi, làm sao bạn biết con đường tôi đã đi, những nỗi buồn và niềm vui trong lòng tôi”.
Tương tác giữa con người, thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng cũng khá phức tạp. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy quá phức tạp, thực tế lại có thể hoàn toàn trái ngược với những gì bạn nghĩ. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể cố gắng hết sức để đồng cảm với người khác và mở ra những góc nhìn mới cho bản thân trong sự tôn trọng mọi người.
Cuối cùng, khi bạn ngày càng hiểu rõ hơn về bản thân và trái tim con người, bạn sẽ tự nhiên sẵn lòng đặt mình vào vị trí của người khác để tránh xung đột, tránh phiền phức. Như vậy, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy dễ chịu với mọi người và trân trọng mọi người, tự do sống cuộc sống của mình một cách tốt đẹp hơn.
Nâng cao giá trị bản thân
Khi một người có tầm nhìn hạn hẹp, họ sẽ không muốn nghe ý kiến của người khác, cũng không quan tâm đến quan điểm của người khác. Tầm nhìn càng hẹp, con người sẽ càng dễ trở nên kiêu ngạo. Thậm chí, họ còn ngày càng cảm thấy mình là trung tâm của vũ truh và không thích tất cả mọi người.
Trên thực tế, nếu một người ngày càng không thích nhiều thứ và nhiều người hơn, điều đó chỉ có thể nghĩa là tầm nhìn và tâm trí của người đó ngày càng hạn hẹp.
Lỗ Tấn từng nói: "Tôi từng cho rằng, người khác tôn trọng tôi vì tôi rất tốt đẹp. Nhưng sau này tôi mới hiểu, người khác tôn trọng tôi bởi bản thân họ vốn rất tốt đẹp".
Những người có tầm nhìn, có khí chất sẽ không bao giờ khinh thường bất kỳ ai xung quanh. Thậm chí có thể nói, những người càng có năng lực, càng không khinh thường người khác.
Bởi đối với những người như vậy, núi cao còn có núi cao hơn, cuộc đời mỗi người là hữu hạn và không ai là người chiến thắng cuối cùng, cũng không có thành công mãi mãi.
Điều đó có nghĩa là, sự khác biệt giữa người với người thực ra không lớn. Những người thực sự sống một cuộc đời thông thái, có tầm nhìn biết cách hạ thấp tư thế của bản thân.
Họ đến gần hơn những người có năng lượng tích cực, có kiến thức sâu rộng để tích lũy thêm năng lượng, kiến thức và khả năng cho bản thân mình. Cuối cùng, họ có thể giữ một tâm thái tốt, sự thư thái từ bên trong, không ngừng nâng cao bản thân, mở rộng tầm mắt và sống một cuộc đời rực rỡ. Và khi cuộc sống của bạn ngày càng tốt đẹp hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn, bạn sẽ trở nên bao dung và độ lượng hơn.
Suốt quãng đời còn lại, hãy nhìn mọi thứ với sự bao dung
Trên thực tế, một người càng khôn ngoan và càng có năng lực thì càng ít có khả năng coi thường người khác. Những người như vậy, đa phần cuộc sống sẽ đều hạnh phúc, suôn sẻ và thành công.
Có câu nói: “Hãy để hoa trở thành hoa, hãy để cây trở thành cây, hãy trả lại người khác cho người khác, hãy trả lại chính mình cho chính mình”.
Đừng luôn nghĩ rằng ý tưởng của riêng bạn là đúng nhất và hành động của chính bạn mới là có giá trị nhất.
Tất cả mọi sự tồn tại đều có lý do của nó. Một người thực sự không cần phải cho rằng mình vĩ đại đến mức nào để rồi tùy tiện chỉ trích người khác hoặc luôn muốn dạy bảo bất kỳ ai. Điều chúng ta muốn cho bản thân có thể không phải là điều người khác muốn.
Hãy cứ là chính mình. Cuộc sống chỉ mấy mươi năm, điều duy nhất bạn cần hiểu là con người không ai hoàn hảo. Tuy nhiên, con người có thể dựa vào sự chủ động, ý thức và kỷ luật tự giác của mình để không ngừng hoàn thiện bản thân. Cố gắng can thiệp vào chuyện nhân quả của người khác, dù là xuất phát từ ý tốt cũng chỉ là chuyện bao đồng, lãng phí năng lượng, không công bằng với chính mình.
Nỗ lực trau dồi bản thân, dựa vào chính mình nhiều nhất có thể và cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tươi đẹp, độc lập hơn. Sẵn sàng ở một mình, ngày càng quen với việc định hình cuộc sống, bình thản hơn và biết buông bỏ. Khi một người biết đồng cảm và bao dung, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nhiều.