Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão, hướng vào Nam bộ
Vị trí và hướng đi chuyển của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 22-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,6 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Biển Đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng 350 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển theo hướng Bắc, tốc độ 20-25 km/giờ.
Dự báo đến 13 giờ ngày 23-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ 15-20 km/giờ, có khả năng mạnh lên thành bão. Trở thành cơn bão số 10 trên biển Đông trong năm 2024.
Dự báo đến 13 giờ ngày 24-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 km/giờ.
Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa) và vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6 m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Từ đêm nay đến ngày 24-12, ở khu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 30-80 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm. Gần sáng và ngày 24-12, ở khu vực phía Đông Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-40 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.
Đêm 24 và ngày 25-12, ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ và khu vực phía Đông Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm, riêng khu vực phía Đông Tây Nguyên phổ biến 30-60 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm. Từ ngày 26-12, mưa lớn có khả năng giảm dần.
Tháng 1/2025 sẽ có nhiều ngày rét đậm, rét hại
Bà Trần Thị Chúc, Phó trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nhiệt độ trung bình tháng 1 trên phạm vi toàn quốc ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tổng lượng mưa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến thấp hơn từ 10-20mm so với trung bình nhiều năm, một số nơi phía tây Bắc Bộ có thể thấp hơn. Khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 50-100mm so với trung bình nhiều năm. Các khu vực khác phổ biến cao hơn từ 10-25mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tháng 1 sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại.
Thời kỳ từ ngày 21-31/12/2024, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Nam Biển Đông, sau đó sang tháng 1/2025 hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới yếu dần đi.
Tháng 1/2025, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh, khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại, tập trung vào tháng này. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục xuất hiện các đợt mưa vừa, mưa to diện rộng; phía Đông Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ có khả năng xuất hiện mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (tập trung trong tuần cuối tháng 12/2024). Cần đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Chuyên gia cảnh báo, không khí lạnh và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên biển có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động của tàu thuyền. Trên đất liền, không khí lạnh có thể gây ra nhiều ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc, nguy cơ kèm theo sương muối và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng và sức khỏe của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía bắc; Hiện tượng mưa lớn, dông mạnh kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 1-3/2025, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, hiện tượng ENSO đang trong trạng thái trung tính. Trong 3 tháng đầu năm 2025, ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính.
Từ tháng 1-3/2025, dự báo ít khả năng có bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta (ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, trong đó trên Biển Đông là 0,6 cơn, đổ bộ vào đất liền là 0,1 cơn).
Cũng theo ông Lâm, không khí lạnh và rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 1-2/2025. Trong tháng 3, hoạt động của không khí lạnh xấp xỉ trung bình nhiều năm; cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá trong thời gian này, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía Bắc.
Từ tháng 1-3, nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng có khả năng xuất hiện xấp xỉ trung bình nhiều năm tại khu vực Nam Bộ (tập trung ở miền Đông), khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ.
3 người nhập viện sau tai nạn ô tô liên hoàn
Thông tin ban đầu, ô tô tải BKS 47C-230.23 do Phan Như Vũ (sinh năm 1992, trú xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) điều khiển lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng Nam - Bắc, đến Km1471+200 (xã Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa) thì tông vào đuôi ô tô tải BKS 79C-024.53, do Nguyễn Ngọc Vân (sinh năm 1998 trú xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) điều khiển lưu thông phía trước cùng chiều.
Hiện trường vụ tai nạn giữa các ô tô tải.
Cú tông khiến xe BKS 79C-024.53 lao về phía trước sang phần đường ngược chiều (hướng Bắc - Nam) và va chạm với ô tô tải BKS 62H-044.52 do Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1983, trú xã Mỹ Trung, Cái Bè, Tiền Giang) điều khiển lưu thông theo hướng Bắc - Nam.
Sau khi va chạm với xe ô tô tải BKS 79C-024.53, xe BKS 47C-230.23 tiếp tục lao vào lề đường tông vào bà Thái Thị Linh, bà Trịnh Thị Ngân (trú Cam Lâm, Khánh Hòa) và 3 xe mô tô đang dựng bên lề đường, sau đó tiếp tục lao vào nhà kho làm bằng xi măng lợp tôn của ông Võ Huy Hiếu làm đổ sập kho.
Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương nặng gồm, tài xế Nguyễn Hoàng Anh, bà Thái Thị Linh và bà Trịnh Thị Ngân. Hiện cả 3 người đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị.
Vụ tai nạn còn khiến 3 chiếc ô tô, 3 xe mô tô bị hư hỏng.
Triệt phá tụ điểm mại dâm trong khách sạn do 2 chị em ruột tổ chức
Ngày 22-12, tin từ Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Thanh Thanh (55 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột), Lang Thị Lựu (43 tuổi) và Lang Thị Thưởng (34 tuổi, cùng ngụ tỉnh Nghệ An) để điều tra về các hành vi "Chứa mại dâm" và "Môi giới mại dâm".
Theo điều tra ban đầu, tháng 5-2024, Lựu và Thưởng (em gái của Lựu) vào Đắk Lắk rồi đến khách sạn Elisa (ở phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) tìm gặp Thanh là quản lý khách sạn.
Tại đây, 2 chị em Lựu giới thiệu là gái bán dâm và đặt vấn đề muốn thuê phòng ở cố định để hoạt động bán dâm. Khi có khách liên hệ mua dâm, Lựu và Thưởng sẽ nói đến khách sạn Elisa thuê phòng nhằm tăng doanh thu cho khách sạn.
Nghe vậy, Thanh liền đồng ý và cho cả 2 thuê 1 phòng với giá 120.000 đồng/ngày để hoạt động bán dâm.
Khoảng tháng 6-2024, lần lượt có thêm 2 cô gái khác cũng đến gặp Thanh đặt vấn đề thuê phòng ở cố định để hoạt động bán dâm và Thanh đều đồng ý.
Các gái bán dâm sẽ thu của khách từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/lần mua dâm và từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng qua đêm. Riêng Thanh sẽ thu của khách từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng tiền thuê phòng.
Ngoài việc trực tiếp bán dâm, khi có đông khách, chị em Lựu sẽ môi giới cho các cô gái khác bán dâm.
Khoảng 15 giờ ngày 20-12, khi 2 chị em Lựu và 1 cô gái khác đang thực hiện hành vi bán dâm cho khách tại 3 phòng của khách sạn trên thì lực lượng công an tổ chức kiểm tra, bắt quả tang.