Người phụ nữ ở Hà Nội liên tục stress, sợ “gần gũi” chồng vì một lý do khó chịu về đêm

Google News

Dù tuổi còn trẻ nhưng người phụ nữ không thể kiểm soát được việc đi tiểu, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, kể cả chuyện chăn gối vợ chồng.

Hơn một năm nay cuộc sống của chị Lê Ngọc H (40 tuổi, ở Hà Nội) bị đảo lộn hoàn toàn khi bị rối loạn tiểu tiện. Chị chia sẻ, một ngày chị đi tiểu đến vài chục lần, ban đêm phải dậy đến 10 lần đi tiểu, điều này khiến chị mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc.

Ban đầu tôi nghĩ thói quen đi tiểu nhiều là do uống nhiều nước và tốt để cơ thể thải độc tố. Tuy nhiên, việc đi tiểu kéo dài từ ngày này sang tháng khác khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn hoàn toàn”, chị nói.

Có thời gian chị h Hạn chế uống nước nhưng vẫn mắc tiểu, tần suất đi tiểu ngày càng nhiều và không đi được hết nước tiểu hoàn toàn. “Tôi vừa đi tiểu xong quay lại ngồi vào bàn làm việc lại có cảm giác muốn đi tiếp. Nếu cố chịu bụng sẽ đau, ấm ách rất khó chịu. Tuy nhiên, khi chạy ra đi tiểu thì được rất ít”, chị tâm sự.

Việc đi tiểu nhiều lần khiến cuộc sống, sinh hoạt của người phụ nữ bị đảo lộn. Ảnh minh họa. 

Cách đây hơn một năm, chị H có đến bệnh viện ở Hà Nội thăm khám, điều trị nhưng tình trạng không xử lý được dứt điểm. Ngoài ảnh hưởng đến công việc, việc luôn mắc tiểu khiến chị bị stress, chuyện vợ chồng cũng chẳng thiết tha gì. “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi, vì bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần”, chị H nói.

Gần đây, chị H tìm đến Bệnh viện E thăm khám, với mong muốn điều trị được dứt điểm tình trạng mình gặp phải. TS.BS Nguyễn Đình Liên, trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) cho biết, qua thăm khám xác định nữ bệnh nhân bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, thể tích bàng quang rất nhỏ, cần nhập viện điều trị nội trú và kết hợp nhiều phương pháp điều trị. “Với trường hợp này, ngoài điều trị tại khoa cần phải tập vật lý trị liệu, phối hợp cả chuyên khoa tâm thần để điều trị”, bác sĩ Liên chia sẻ.

Sau khi được áp dụng phác đồ điều trị, chị H thấy thời gian đi tiểu đã kéo dài. Chị cảm thấy hạnh phúc như sống một cuộc đời mới tự do hơn, trong đầu không còn nghĩ tới việc đi tiểu nữa. “Giờ tôi có thể nhịn tiểu được 2 tiếng, buổi tối uống nước nhưng đêm không còn phải dậy đi tiểu nữa, mà ngủ một mạch đến sáng”, nữ bệnh nhân chia sẻ.

Với những người bị rối loạn tiểu tiện, việc tập cơ sàn chậu rất quan trọng. Ảnh minh họa. 

TS.BS Nguyễn Đình Liên cho biết, ngoài rối loạn tiểu tiện, nữ bệnh nhân còn bị viêm nhiễm bộ phân sinh dục do đi tiểu nhiều. Điều này gây ra tình trạng đau rát bộ phận sinh dục, từ đó quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng. Theo chia sẻ của bệnh nhân, có thời điểm 2-3 tháng mới dám gần gũi chồng vì sợ đau rát.

Bệnh nhân đã mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để điều trị vấn đề rối loạn tiểu tiện. Điều bệnh nhân lo sợ nhất là sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình”, bác sĩ Liên cho hay.

Hiện tại, sau khi điều trị kết quả xét nghiệm của bệnh nhân âm tính không có viêm nhiễm. Dung tích bàng quang cũng đã tăng và khoảng cách thời gian đi tiểu tiện được kéo dài.

Theo bác sĩ Liên, bàng quang tăng hoạt không phải bệnh lý gây tử vong nhưng người bệnh nên chủ động đến kiểm tra, điều trị sớm để gia tăng hiệu quả và giảm mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sống. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, loại trừ các bệnh lý đường tiểu dưới khác bằng những xét nghiệm như tổng phân tích nước tiểu hoặc siêu âm bụng để kiểm tra hệ tiết niệu.

LÊ PHƯƠNG.

Bình luận(0)