Chồng tôi quanh năm nghiện rượu nên khi con trai mới 6 tuổi thì anh đã bị ung thư gan qua đời. Từ đó tôi ở vậy nuôi con khôn lớn. Dù cuộc sống vất vả vì phải đi làm kiếm tiền nuôi con thơ nhưng tôi vẫn thấy thảnh thơi hơn hẳn so với khi chồng còn sống. Bởi lúc còn sống, anh thường xuyên say xỉn về nhà đánh vợ, bạo hành tinh thần vợ con. Nhiều lúc tôi tự nhủ bản thân, kiếp trước nợ chồng nên kiếp này phải sống khổ sở.
Được cái, con trai tôi càng lớn càng ngoan ngoãn, hiếu thảo và thương mẹ. Tuy nhiên do học hành không giỏi giang nên khi học chưa hết cấp 3 thì con đã nghỉ học để theo bạn bè đi làm công nhân kiếm sống. Đi làm được bao tiền con đưa hết cho mẹ chi tiêu trang trải. Vì thế suốt chục năm qua, 2 mẹ con cùng làm lụng nên cũng xây được căn nhà 3 tầng khang trang.
Dù biết con dâu quê ở xa nhưng thấy con trai hạnh phúc nên tôi cũng hết sức vun vén cho 2 đứa. (Ảnh minh họa)
Niềm vui của tôi càng trọn vẹn hơn khi con trai dẫn một cô gái về ra mắt. Dù biết con dâu quê ở xa nhưng thấy con trai hạnh phúc nên tôi cũng hết sức vun vén cho 2 đứa. Đám cưới của con trai đã mau chóng được diễn ra trong sự chúc phúc của người thân bạn bè. Lo liệu được cho con yên bề gia thất, lòng người mẹ như tôi cũng mừng.
Sau kết hôn, 2 con đều mong có em bé mà mãi không thấy đậu thai. Đi khám bác sĩ nói cả hai con hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Tận gần 2 năm sau cưới con dâu mới mang bầu. Ngày con dâu khoe 2 vạch, cả nhà tôi làm bữa tiệc ăn mừng vì sắp có thêm 1 thành viên nhỏ cho vui cửa vui nhà.
Thương con dâu bầu bí nặng nhọc, tôi thường chăm sóc cho ăn uống chu đáo. Tôi nhắc con ăn những thực phẩm nào tốt cho thai kỳ và những thực phẩm nào không nên ăn. Trộm vía con dâu mang thai hoàn toàn khỏe mạnh, đi khám định kỳ lần nào các chỉ số phát triển của thai nhi đều rất tốt.
Có những hôm con dâu đi siêu âm về khoe:
“Đây này bà ơi, cháu của bà khuôn mặt dài trái xoan giống bà với bố cháu chưa này”.
Hạnh phúc tưởng như sẽ kéo dài mãi như vậy mà khi con dâu mang thai tháng thứ 7 thì con trai tôi mất vì tai nạn giao thông. Khi được báo tin, cả 2 mẹ con tôi đều ngã khuỵu. Không chấp nhận được sự đau lòng này, con dâu bầu cứ ngất lên ngất xuống, nhiều lần còn dọa sảy thai khiến cho phải nhập viện nằm theo dõi.
Nhìn con dâu bụng mang dạ chửa vượt mặt chịu nỗi đau mất chồng đau đớn và nhiều lúc muốn trầm cảm mà tôi thương buốt lòng. Vì đứa cháu nội chưa ra đời, vì con dâu, tôi lại gắng gượng đứng dậy làm chỗ dựa cho 2 mẹ con. Nhưng kể từ đó, tôi thấy con dâu lặng lẽ và trầm tư hơn, lúc thì khóc cười không kiểm soát khiến tôi sợ hãi nghĩ con bị trầm cảm mà không dám nói với ai.
Cuối cùng cũng đến ngày con dâu mẹ tròn con vuông. Do con sinh thường nên chỉ nằm viện 1 ngày là được về nhà. Vừa về nhà, con dâu bất ngờ bế cháu nội đến dúi vào tay mẹ chồng:
“Con không muốn ở lại nơi đau khổ này nữa, cứ ở lại đây ngày nào thì con chưa thể quên được chồng. Con có thể hóa điên bất cứ lúc nào và sợ sẽ gây hại cho mẹ và cháu. Vì thế xin mẹ hãy thay con chăm sóc cho cháu. Sau này cháu có hỏi, mẹ cứ bảo bố mẹ nó chết hết rồi”.
Vừa về nhà, con dâu bất ngờ bế cháu nội đến dúi vào tay mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Nói xong con dâu dù yếu ớt sau sinh vẫn lảo đảo bỏ đi mà tôi không thể can ngăn được. Mới sinh xong bà thông gia chưa kịp ra mà con dâu đã bỏ đi. Bế cháu nội đỏ hỏn trên tay ngằn ngặt khóc vì nhớ sữa mẹ mà tôi trào nước mắt thương. Thương thằng bé mới sinh bố đã mất, mẹ bỏ đi.
Tôi thương và lo cho cả con dâu tôi. Không biết giờ này con đang ở đâu làm gì. Có khi nào con bị trầm cảm sau sinh nên mới có những hành vi và lời nói cực đoan như vậy. Nếu tìm được con dâu về nhà, tôi phải làm sao điều trị trầm cảm sau sinh cho cháu đây?
Điều trị trầm cảm sau sinh
Điều trị trầm cảm sau sinh sẽ tập trung chủ yếu vào hướng điều trị tâm lý, đặc biệt là khi mẹ ở nhà. Trong một số trường hợp, do bệnh chuyển biến xấu hoặc khó can thiệp tâm lý, mẹ sẽ được kê dơn sử dụng thuốc chông trầm cảm.
Điều trị tâm lý
Bác sĩ chủ trị thường nói chuyện với người mẹ về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và bệnh trầm cảm.
Để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể:
- Yêu cầu trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm
- Xét nghiệm máu để xác định sự hoạt động của tuyến giáp
- Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác
Sau khi xác định mẹ có nguy cơ trầ cảm cao, bác sĩ tư vấn bằng cách nói chuyện, tâm sự với người bệnh. Mẹ cũng có thể được sắp xếp nói chuyện cùng một vài bệnh nhân cùng một nhóm các phụ nữ đã từng trải qua kinh nghiệm tương tự.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiếp xúc với người thân cận của bệnh nhân để nói chuyện và giúp trị liệu tại nhà.
Trị liệu tại nhà nhờ sự hỗ trợ của người thân
Gia đình, bạn bè và những người thân cận nhất có thể là nhân tố chính trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh.
Lúc này, người mẹ cần được chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ hơn bao giờ hết. Gia đình nên hiểu và có những tương tác thích hợp như:
- Chủ động hỗ trợ người mẹ trong việc chăm sóc em bé và hướng dẫn chăm sóc em bé.
- Giúp người mẹ có những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng và giấc ngủ trọn vẹn hơn.
- Hỗ trợ người mẹ giảm đau sau sinh.
- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những chuyện vui về cuộc sống xung quanh, tạo cho người mẹ có những hứng thú mới để quên đi muộn phiền.
- Vai trò của người chồng là cực kỳ quan trọng để giúp người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống trầm cảm cân bằng các hóa chất trong não giúp điều chỉnh tâm trạng và có thể cải thiện chứng trầm cảm sau ba hoặc bốn tuần.
Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày hoặc nếu trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, đến gặp bác sĩ biết ngay lập tức.
Ngoài ra, liệu pháp chống co giật (ECT) cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp cực đoan để điều trị trầm cảm sau sinh. Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các chuyên gia tin rằng sự kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.