Mẹ chồng cứ úp mở có 3 tỷ để các con tranh nhau nuôi, lúc bà bệnh nặng tôi mới biết sự thật

Google News

Có thời gian mẹ chồng không ăn được, bà ho nhiều và người gầy hẳn đi.

Chồng tôi là em út trong gia đình có 3 anh em trai. 2 anh lớn sống ở Hà Nội, chồng tôi sinh sau đẻ muộn khi bố mất rồi nên tốt nghiệp xong anh về quê làm việc để tiện chăm sóc mẹ. 

Khi kết hôn, tôi cũng ngại sống chung lắm, nhưng hoàn cảnh anh như vậy, tôi mà cứ sống chết đòi ở riêng thì anh em nhà chồng đánh giá, rồi chồng cũng sẽ có cái nhìn khác về vợ. Vậy là đám cưới xong vợ chồng tôi ở chung với mẹ chồng luôn.

 Thấy các con bất hòa, mẹ chồng úp mở bảo có sổ tiết kiệm 3 tỷ, đứa nào chăm thì sau bà cho khiến các chị quay ngoắt 180 độ, tranh giành nhau nuôi mẹ chồng. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng là người phụ nữ giỏi giang có tiếng trong khu. Chẳng vậy mà chồng mất đi, một tay bà buôn bán nuôi dạy 3 đứa con trai thành người. Đám cưới con trai được 1 tháng thì mẹ chồng tôi gặp tai nạn, trời mưa bà bị trượt chân ngã ngoài vườn. Khi đưa bà đến viện, bác sĩ kết luận đã liệt nửa người. 

Khi biết từ nay về sau mẹ phải ngồi xe lăn, các chị dâu lạnh nhạt lắm. Họ toàn viện cớ bận công việc không chăm bà được. Mẹ bị như vậy là điều không ai mong muốn, nhưng là con chung nên ai cũng phải có trách nhiệm.

Tôi bảo chia ra mỗi nhà nuôi mẹ 3 tháng thì ai cũng giãy nảy lên không đồng ý. Chị dâu cả còn bĩu môi: “Bà đang ở với vợ chồng thím, lên ở nhà chị làm sao mà quen được? Mà vài tháng lại bắt mẹ ngồi cả trăm cây số. Như thế khác gì hành tội mẹ đâu”. 

Chị dâu thứ cũng được đà nói y như vậy. Thấy các con bất hòa, mẹ chồng úp mở bảo có sổ tiết kiệm 3 tỷ, đứa nào chăm thì sau bà cho khiến các chị quay ngoắt 180 độ, tranh giành nhau nuôi mẹ chồng.

Còn tôi thì cảm thấy bất ngờ và có một chút nghi hoặc về lời của bà. Rõ ràng bà chỉ buôn bán qua ngày, lại chẳng có đồng lương trong tay, bình thường cũng ăn uống tằn tiện, thế mà lại có những 3 tỷ tiết kiệm? Nhưng nghĩ kỹ lại, mẹ chồng là người thật thà, tôi thấy không có lý nào mà mẹ chồng lại đi nói dối các con.

Vậy là theo nguyện vọng của mẹ, vợ chồng tôi sẽ chăm sóc bà và thừa kế số tiền 3 tỷ kia trước sự bực tức của chị dâu. Suốt 2 năm qua, tôi phục vụ mẹ chồng tận tình đến nỗi hàng xóm cũng phải thốt lên rằng có khi con đẻ cũng không được như tôi. 

Thậm chí, tôi còn bàn với chồng dùng biện pháp tránh thai để khi nào mẹ chồng cho 3 tỷ thì mới sinh con. Vừa có thời gian chăm sóc mẹ chồng, lại có kinh tế tốt để đón con chào đời.

Có thời gian mẹ chồng không ăn được, bà ho nhiều và người gầy hẳn đi. Sau gần 1 tháng uống các loại thuốc tây không đỡ, vợ chồng tôi đưa bà đi viện thì hay tin bà bị ung thư giai đoạn cuối. Lúc này cần tiền truyền hóa chất tôi mới hỏi mẹ về sổ tiết kiệm, tuy nhiên bà bảo bà có hẳn 10 tỷ khiến tôi sững sờ. Bà còn nói chạy chữa bệnh tật cho bà xong sẽ cho vợ chồng tôi hết số tiền còn lại. 

Lúc này cần tiền truyền hóa chất tôi mới hỏi mẹ về sổ tiết kiệm, tuy nhiên bà bảo bà có hẳn 10 tỷ khiến tôi sững sờ.  (Ảnh minh họa)

Nghe đến đó mà tôi rụng rời luôn mọi người ạ. Vợ chồng tôi dốc tiền chạy chữa cho bà, tuy nhiên vì bệnh nặng nên bà đã không qua khỏi. 

Giờ thì mẹ chồng mất rồi, tôi cũng không kế hoạch nữa mà thả ra để sinh con nhưng qua 3 tháng vẫn không có gì. Sốt ruột, tôi bắt chồng đưa đi khám mới biết mình bị tắc vòi trứng mọi người ạ. Không biết bị tắc vòi trứng thì có chữa được không? 

Bị tắc vòi trứng có chữa được không?

Bị tắc vòi trứng (tức là ống dẫn trứng bị tắc) có thể gây ra vô sinh hoặc khó có thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, liệu trình chữa trị tắc vòi trứng phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tắc và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị tắc vòi trứng thông thường:

Điều trị dược phẩm: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm viêm nhiễm và giúp mở thông các ống dẫn trứng bị tắc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp tắc nhẹ và không gây tổn thương nghiêm trọng.

Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ các tắc nghẽn hoặc sửa chữa những tổn thương trên ống dẫn trứng. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện khả năng có thai, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều phù hợp với phẫu thuật.

 Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Trong trường hợp tắc vòi trứng không thể chữa trị hoặc không thể phục hồi, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được sử dụng để giúp phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, quyết định chữa trị tắc vòi trứng và phương pháp điều trị cụ thể nên dựa trên tình trạng sức khỏe và khám phá của mỗi người phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về trạng thái của bạn và các phương pháp điều trị khả dụng, bạn tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.

NGỌC LINH

Bình luận(0)