Trong hôn nhân có vợ và chồng chứ không phải là một cá thể đơn lập nữa. Chính vì vậy, hai vợ chồng cần học cách chung sống hòa hợp với nhau. Và muốn được như vậy, cần phải đóng lại 3 “cánh cửa” này.
1. Đóng cánh cửa so sánh
Không ít người đã so sánh nửa kia của mình với người khác, hoặc so sánh gia đình mình với gia đình người bạn đời. Đó có thể là so sánh điều kiện kinh tế của hai bên gia đình, bố mẹ bên nào quan tâm và cho đi nhiều hơn, giữa vợ và chồng ai làm việc nhà nhiều hơn, ai kiếm tiền nhiều hơn,….
Tôi cũng từng phạm phải sai lầm này ở người chồng thứ nhất. Khi đó, tôi luôn so sánh anh với chồng của cô bạn thân, trách anh không lãng mạn cũng chẳng kiếm được nhiều tiền như chồng của bạn. Dần dần, mối quan hệ vợ chồng trở nên xa cách, xung đột xảy ra. Cuối cùng chồng tôi có người phụ nữ khác và chúng tôi ly hôn.
Ngày đó, tôi so sánh như vậy vì tôi muốn chồng thay đổi, nhìn tấm gương của người khác để học tập và tốt hơn. Nhưng giờ ngẫm lại tôi mới nhận ra, những so sánh này không chỉ gây ra sự ghen tị mà còn tạo ra cảm giác bất mãn, khiến đối phương có thể cảm thấy xấu hổ hoặc bị tổn thương, từ đó khiến cho mối quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng.
Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, điều quan trọng là hai vợ chồng cần đóng lại “cánh cửa” so sánh. Thay vào đó, cần tập trung vào việc phát huy điểm mạnh của nhau, từ đó tạo ra một môi trường sống hòa thuận và tích cực.
Ảnh minh họa
2. Đóng cánh cửa thành kiến lại
Dù bạn là ai, dù điều kiện của người kia không bằng bạn, dù người kia chỉ là người bình thường, dù đối phương có nhiều điều khiến bạn không hài lòng, bạn cũng luôn có thành kiến với nửa kia và nhà đối phương.
Định kiến có thể khiến một người trở nên điên cuồng, nói năng kiêu ngạo và thô lỗ trước mặt nhau. Bạn cũng dễ thốt ra những lời lạnh lùng, thậm chí là xúc phạm nửa kia. Điều này có thể khiến mối quan hệ vợ chồng tệ đi, mối quan hệ nhà chồng nàng dâu hay nhà vợ con rể đều đi xuống.
Vợ chồng nên chấp nhận và tôn trọng nhau, dù không thích điều kiện gia đình của người kia cũng không cần phải làm đối phương xấu hổ và ép buộc người kia phải thỏa mãn mình.
Rất tiếc là sau khi ly hôn người chồng thứ 2 tôi mới nhận ra điều này. Người chồng thứ 2 của tôi xuất thân từ vùng nông thôn, tôi lại sinh ra và lớn lên ở thành thị nên có chút thành kiến với gia đình anh. Và chính vì định kiến này mà tình cảm vợ chồng dần rạn nứt rồi ly hôn.
Vì vậy, một khi đã bước chân vào hôn nhân thì hãy đóng “cánh cửa” thành kiến lại, hãy học cách chấp nhận và bao dung để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hòa hợp.
Ảnh minh họa
3. Đóng cánh cửa lòng tốt vô tội vạ
Ở cuộc hôn nhân thứ ba, tôi và chồng đã sống chung được 5 năm. Anh từng ly hôn vợ và nuôi một con gái. Tuy gia đình có con anh, con em nhưng rất hạnh phúc.
Anh tâm lý, nhân hậu và trách nhiệm, đồng thời trải qua 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân rồi. Vì vậy, tôi tin tưởng chúng tôi sẽ cùng nhau già đi, cùng nuôi dạy các con nên người.
Thực ra, lúc mới bước chân vào cuộc hôn nhân này, vợ chồng tôi cũng từng xảy ra xích mích và chồng đã dạy tôi học cách đóng thêm một “cánh cửa”. Đó chính là “cánh cửa” của lòng tốt vô tội vạ.
Ngày đó vì thương em trai mà tôi đáp ứng mọi nhu cầu của em, em xin gì cũng cho. Điều này khiến chồng tôi cảm thấy khó chịu. Anh nói rằng, không phải sự hào phóng nào của tôi cũng có thể đổi lấy lòng biết ơn của người khác.
Giúp đỡ người khác nhưng cũng phải có trí tuệ, nếu cứ cho đi như vậy thì em trai sẽ cho rằng đó là nghĩa vụ của tôi. Nếu một khi không giúp nữa, nó sẽ quay lại trách móc tôi. Hơn nữa, bản thân tôi nếu chỉ biết chăm sóc cho em trai mà không vun vén cho gia đình thì gia đình này sớm muộn cũng đổ vỡ.
Quả đúng như chồng tôi nói. Sau này khi không giúp đỡ em trai một cách mù quáng nữa, nó lại quay sang trách móc tôi. Nhưng nghe lời chồng, tôi mặc kệ.
Trong cuộc sống, đối với những người không biết ơn thì không xứng đáng để bạn để tâm và cố gắng giúp đỡ họ. Nếu không khéo, thậm chí còn ảnh hưởng tới chính bạn và cuộc hôn nhân của bạn. Sẽ là khôn ngoan nếu lòng tốt được đặt đúng chỗ, biết giúp đỡ người một cách có trí tuệ, cho dù đó là người thân của bạn.