Bố mẹ chồng có 35 tỷ nhưng không cho các con trai đồng nào, ông bà bảo đời ai người ấy lo!

Google News

Trong khi chồng và tất cả anh chị em nhà anh đều trách bố mẹ keo kiệt, ích kỷ thì tôi không nghĩ vậy, ngược lại còn ủng hộ họ.

Tính đến thời điểm này, tôi đã là con dâu của bố mẹ chồng suốt 5 năm nay. Do ở riêng nhà với ông bà nên mẹ chồng – con dâu bao năm cũng chưa có va chạm nào. Mà không riêng gì tôi, với 2 chị dâu cũng vậy. Sau đám cưới, bố mẹ chồng đều cho ra riêng ngay nên sống thoải mái.

Ban đầu khi mới về nhà chồng, thấy cơ ngơi nhà anh giàu có, bố mẹ lại kinh doanh sắt thép xây dựng thành đạt nên ai cũng thì thầm bảo tôi tốt số, chuột sa chĩnh gạo nếp. Bản thân tôi cũng tưởng nhà chồng giàu sẽ được nhờ vả nhiều. Nhưng sau đó, vợ chồng tôi cũng như 2 chị dâu, anh trai chồng vẫn phải bươn chải, tự lực cánh sinh.

Vợ chồng tôi cũng như 2 chị dâu, anh trai chồng vẫn phải bươn chải, tự lực cánh sinh. (Ảnh minh họa) 

Nguyên nhân khiến bố mẹ chồng tôi luôn để các con tự lực vì họ bảo, đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Họ đã nuôi 3 con trai bao năm nay, cho tiền ăn học và cho mỗi con 500 triệu lập nghiệp sau khi ra trường. Vì thế, giờ các con trưởng thành phải tự đứng lên bằng đôi chân mình. Họ đã hết trách nhiệm phải nuôi con cái, chỉ sống cho chính mình.

Có lẽ vì vậy, dù có trong tay cả cửa hàng sắt thép và gần chục mảnh đất cộng lại cũng phải có trị giá tài sản 35 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này, bố mẹ chồng tôi không có ý định chia cho con nào dù chỉ 1 mảnh đất nhỏ của ông bà.  

Thậm chí khi 2 anh chồng ham hố kinh doanh bị người ta lừa lọc nên phá sản, bố mẹ chồng không xót xa hỗ trợ trả nợ cho còn bảo:

“Nhớ lấy bài học ngày hôm nay mà tránh trong tương lai. Giờ đứng lên tự làm lại và cày cuốc để trả nợ đi. Đừng trông chờ vào bố mẹ. Chúng ta không phải có nghĩa vụ trả tiền cho các sai lầm của các con”.

Rồi ông bà cứ thản nhiên nhìn 2 anh phải cắm nhà cửa đi vay nợ ngân hàng. Đây cũng là lý do mà 2 anh trai và 2 bà chị dâu hận bố mẹ anh rất nhiều. Họ bảo mang tiếng giàu có mà không hỗ trợ con cái khi khó khăn. Anh trai còn quát vào mặt bố mẹ chồng:

“Đấy, thế ông bà cứ giữ khư khư của nả mà ôm xuống mồ xem lúc ấy có mang theo được không. Con đẻ mà cứ như con rơi con vãi”.

Khỏi phải nói ông bà đã điên tiết như nào. Họ bảo các con mất dạy, vì mấy đồng bạc không còn lương tâm, ăn nói lời bất hiếu với người sinh thành. Họ cũng khẳng định 1 lần nữa, sau này họ mất đi, số tiền còn lại chưa tiêu đến thì các con hưởng, còn giờ đừng mong lấy được đồng nào của họ.

Vì chuyện này mà chồng tôi và 2 anh chồng, chị dâu đều nói vào nói ra, oán trách bố mẹ ghê lắm. Nhưng cá nhân tôi từ ngày cưới đến giờ luôn tự lập và không phải lo cho bố mẹ chồng là đã thấy hạnh phúc. Như lúc này đây, dù đang bầu đứa thứ 2 bị ốm nghén nặng phải xin nghỉ làm không lương nhưng tôi cũng đồng tình với ông bà.

Trước kia họ đã vất vả vì các con, giờ có tuổi cần được hưởng thụ cuộc sống. Đời ai người ấy phải lo chứ. Họ đã không yêu cầu con cái phải chăm sóc lúc tuổi già thì phận làm con phải lấy làm vui và đừng phiền nhiễu đến cuộc sống của bố mẹ già.

Trước kia họ đã vất vả vì các con, giờ có tuổi cần được hưởng thụ cuộc sống. Đời ai người ấy phải lo chứ. (Ảnh minh họa)

Giống như tôi đây, dù biết con dâu đang mang bầu nhưng mẹ chồng chỉ hỏi thăm qua loa và nhắc sau này sinh nở đứa thứ 2 cũng xác định vợ chồng tự chăm nhau, bà còn bận cửa hàng không chăm được. Vì thế bà bảo ngay từ giờ hãy đào tạo cho chồng các kỹ năng để có thể chăm vợ đẻ sau sinh tốt cho chủ động vì đứa con đầu lòng vẫn có bà nội, bà ngoại đỡ đần nên anh không phải làm.

Tôi thấy mẹ chồng bảo rất đúng. Thời gian tới, tôi sẽ bắt đầu vạch ra kế hoạch những điều chồng cần giúp vợ sau sinh và "đào tạo" chồng thôi mọi người nhỉ?

Những điều người chồng cần giúp vợ sau sinh

Các chuyên gia khuyên các ông chồng cần làm với vợ sau sinh như sau:

- Hãy tham gia lớp học tiền sản cùng vợ để hiểu tâm lý bất ổn của phụ nữ sau sinh, giảm thiểu áp lực gây rối loạn cảm xúc.

- Nếu đã lỡ cơ hội học chia sẻ cảm xúc thai kỳ, hãy vận dụng tâm huyết và nỗ lực giúp vợ tránh căn bệnh đáng sợ này, muộn vẫn hơn không.

- Hãy tìm sách đọc để hiểu thêm về cách chăm sóc vợ và con sau sinh. 

- Thông tin cho người thân, bạn bè hai bên biết việc vợ sinh để họ thăm hỏi giúp vợ bớt ức chế, tránh nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

- Vợ sau sinh hay tủi thân khi thấy việc đau đớn, vất vả để sinh con mà chồng không quan tâm, chia sẻ. Vì thế, hãy dành thời gian bên vợ nhiều hơn, nếu có thể hãy nghỉ phép chăm vợ ít hôm hoặc về nhà sớm hơn. 

- Đặc biệt đảm bảo tài chính để vợ yên tâm ở nhà chăm sóc con nhỏ. Mua các món ngon, giàu dinh dưỡng bồi bổ cho vợ, để vợ thấy tình cảm chăm sóc chu đáo của chồng.

- Luôn quan sát biểu hiện, cảm xúc của vợ để kịp thời giải quyết nỗi muộn phiền, lo lắng, đặc biệt là làm dịu mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu. Bản thân chồng cần học tiết chế cảm xúc, biết tiếp nhận và cảm kích trước sự giúp đỡ của mọi người.

- Đi làm về vệ sinh cơ thể xong nên bế con giúp vợ để vợ nghỉ ngơi. Chủ động chia sẻ việc nhà, chăm con để vợ vui vì chồng luôn kề vai sát cánh mọi lúc, mọi nơi. Nếu vợ không có sữa cho con bú, người chồng cần học cách pha sữa, cho con ăn, thay tã, tắm rửa cho con để vợ yên tâm giao con cho chồng.

- Chồng hãy thay vợ chăm sóc con lớn, cho con ăn, đưa con đi học, dạy con học, chơi với con… để vợ an tâm nghỉ ngơi. Tránh xu hướng thích con nhỏ, bỏ qua con lớn làm vợ lo lắng.

- Đừng bao giờ chê vợ sau sinh vì sẽ khiến vợ suy nghĩ tiêu cực.

- Tạo điều kiện để dành thời gian riêng cho hai vợ chồng hâm nóng tình cảm, quên đi những mệt mỏi sau sinh. Động viên vợ rời phòng ngủ ra nơi có ánh sáng, nói chuyện với nhiều người để giảm cảm giác gánh nặng sau sinh và ý nghĩ tiêu cực.

- Cố gắng tách vợ khỏi mạng ảo để tránh các chuyện tiêu cực, bi lụy (bình thường không dính mắc, nhưng ở nhà buồn, cái gì cũng tìm trên mạng nên dễ lo sợ).

THẢO NGUYÊN

Bình luận(0)