Sinh ra và lớn lên tại thành phố nên dù nhà kinh tế bình thường nhưng tôi cũng được bố mẹ chiều chuộng hết nấc. Suốt từ bé đến lớn tôi chỉ có nhiệm vụ duy nhất là ăn học. Sau khi ra trường rồi đi làm nên có thể nói cuộc sống của tôi êm đềm bằng phẳng.
Hơn 1 năm trước tôi gặp và yêu Kiên khi 2 đứa đi chơi cùng nhóm bạn. Thấy nói chuyện phù hợp nên chúng tôi thử tìm hiểu và yêu nhau. Vài lần tôi đưa Kiên về nhà, cách cư xử của anh khiến bố mẹ tôi rất hài lòng. Còn tôi do chưa xác định cưới nên chưa về quê anh lần nào. Chỉ đến mới đây khi tôi bị nhỡ có bầu 2 đứa mới bắt đầu lên kế hoạch đám cưới.
Khi tôi bị nhỡ có bầu 2 đứa mới bắt đầu lên kế hoạch đám cưới. (Ảnh minh họa)
Yêu lâu đã lâu nhưng Kiên rất ít khi kể về gia đình. Anh chỉ kể sơ qua bố anh mất đã lâu, em gái đã vào Sài Gòn làm việc. Ở quê chỉ còn mẹ anh. Mẹ anh làm ruộng, quanh năm không ra khỏi lũy tre làng nên bà chậm chạp, không được tinh nhanh như nhiều phụ nữ khác.
Biết tôi bầu bí, em gái anh thường xuyên gọi điện hỏi han chị dâu và quan tâm. Tôi cũng thấy ấm áp khi chưa cưới đã được yêu thương như vậy. Em anh cũng nói thông cảm cho mẹ không gọi điện hỏi thăm vì bà không biết dùng điện thoại. Tôi cũng cứ tin điều đó là thật.
Lần này về ra mắt đúng đợt em gái cũng về thăm nhà nên tôi sẽ gặp được mẹ và cô ấy. Tuy nhiên mẹ anh chỉ có mặt trong chốc lát còn sẽ lại bận đi đám cưới nhà họ hàng cùng làng.
Mặc dù đang bầu bí ốm nghén và đi quãng đường xa hơn 100km nhưng tôi vẫn chuẩn bị nhiều quà để tặng 2 người thân duy nhất của anh. Đến nơi mẹ anh đã đi ăn cưới, nhà chỉ còn em anh đang ở trong bếp làm cơm đãi chị dâu tương lai.
Thấy tôi về, cô ấy rất niềm nở chào hỏi. Trong khi bạn trai đi ra chợ mua thêm đồ thì tôi vào bếp cùng phụ giúp nấu nướng 1 tay. Trong quá trình chuyện trò, khi tôi hỏi về bác gái thì em gái anh có vẻ ấp úng như có điều muốn giấu. Lúc đó tôi còn nghĩ là do 2 chị em mới gặp nhau bên ngoài nên có thể còn ngại ngùng.
Em biết tôi thích ăn cá chép om dưa nên đã ra chợ mua 1 con cá chép sống về. Giờ em sẽ ra mổ cá để nấu đãi chị dâu. Em còn bảo đang bầu bí như tôi ăn cá sẽ tốt cho sức khỏe. Thấy em nói tự làm cá được tôi tò mò nên theo ra góc sân để nhìn tận mắt.
Đúng lúc này, một phụ nữ trung niên nhỏ thó xuất hiện với dáng vẻ lơ nga lơ ngơ. Vừa thấy người này, em gái anh đã nói như quát:
“Sao mẹ về sớm thế, không ở bên đám cưới đó chơi thêm sao?”.
Thấy em gái anh gọi người này là mẹ nên tôi chắc mẩm đó là bác gái. Tôi tiến tới định chào hỏi thì bác cứ nhìn tôi chằm chặp rồi cười hềnh hệch:
“Đây là bạn gái của thằng Kiên hả? Đây là con dâu của mẹ hả? Xinh lắm”.
Nói rồi bà cứ nhìn 1 lượt từ đầu đến chân khiến tôi sợ. Có vẻ như bác gái không được bình thường vì tôi chào hỏi mà không đáp tương tác lại. Em gái anh bối rối thấy rõ.
Đúng lúc đó bác còn chạy tới cái chậu đang thả cá chép trong đó lấy 2 tay bắt chú cá lên định cho vào miệng ăn sống ngay. May em gái anh giằng được lại kịp:
“Cá còn sống sao ăn được mà mẹ định ăn. Mẹ đi vào nhà đi không con nhốt lại trong phòng bây giờ”.
Nghe con gái nói vậy nên bác gái lủi đi chỗ khác. Tôi cứ đứng như chết chân giữa sân vì bất ngờ. Em gái anh kể mẹ cô ấy bị bệnh tâm thần, lúc tỉnh táo lúc lại điên điên. Anh Kiên giấu điều này vì sợ tôi không chấp nhận làm dâu một người mẹ tâm thần.
Tôi cứ đứng như chết chân giữa sân vì bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Biết bí mật của bạn trai mà tôi thấy rất buồn. Theo dự kiến ban đầu tôi sẽ ở lại nhà bạn trai ngủ một tối rồi mai mới về Hà nội. Nhưng giờ tôi sợ hãi bỏ chạy ngay lên thành phố.
Tôi yêu bạn trai nhưng lại không đủ dũng khí để về làm con dâu một mẹ chồng bị tâm thần. Nhưng giờ tôi tiến cũng không được, lùi cũng chẳng xong vì đã bầu 3 tháng rồi. Chồng sắp cưới thì chỉ biết xin lỗi rối rít. Tôi chỉ lo mẹ anh bị bệnh thì sau này liệu con tôi chào đời có bị di truyền bệnh giống bà không? Nếu có sao tôi dám sinh con ra chứ?
Bệnh tâm thần sinh con có di truyền không?
Trước đây, có rất nhiều người lầm tưởng rằng bị bệnh tâm thần nghĩa là bị điên. Tuy nhiên, theo góc độ y khoa, những rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của một người đều được xếp vào nhóm bệnh tâm thần.
Thực tế, gen không hoàn toàn quyết định việc bệnh tâm thần có di truyền không mà chỉ đóng góp một phần nhỏ nguy cơ. Đã có những thống kê cho biết trong khoảng 60% bệnh nhân tâm thần không có người thân và ruột thịt mắc bệnh này hay các vấn đề thần kinh tương tự. Và rất nhiều bệnh nhân tâm thần trong số đó bị khởi phát bệnh do rơi vào các trạng thái ức chế tinh thần kéo dài dưới tác động của môi trường sống, làm việc và sinh trưởng từ nhỏ tới lớn. Thậm chí, có không ít trường hợp bị tâm thần có liên quan tới các cú sốc tinh thần đột ngột dù không có yếu tố di truyền và môi trường.
Ngay cả những trẻ được chẩn đoán có triệu chứng tâm thần từ nhỏ nhưng do được chăm sóc và nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, lành mạnh, yếu tố gen di truyền cũng bị “ngủ quên” và ngược lại.
Cho nên, di truyền có thể ảnh hưởng một phần và chiếm tỷ lệ nhất định liên quan đến nguy cơ gây bệnh, nhưng không quyết định hoàn toàn tới nguy cơ gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây khởi phát bệnh tâm thần và không liên quan tới yếu tố di truyền. Thậm chí ngay cả khi có tiềm ẩn yếu tố di truyền trong người nhưng cũng không có nghĩa là yếu tố này đương nhiên sẽ khởi phát trong cuộc đời.
Hơn nữa, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng sẽ khác nhau rất nhiều giữa từng người cùng mắc bệnh tâm thần trong một gia đình. Thay vì việc lo lắng bệnh tâm thần có di truyền không mà không dám sinh con, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhỏ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cho con trong tương lai.