Tin tức từ Zing News, theo chuỗi số liệu vừa thu thập tại khu vực phố Nhổn (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) từ ngày 1 đến 9/1 thì ba ngày (1,2 và 8/1) chỉ số không khí ở mức nguy hại, trong đó ngày 1/1 AQI vượt 460. Ba ngày ở mức kém (4,5,6/1) và một ngày xấu (3/1). Đây là khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trong các điểm đặt trạm quan trắc không khí ở thủ đô.
Ngoài ra, hệ thống tra cứu còn có bản đồ hiển thị điểm đang mưa, lượng mưa và cảnh báo đến người dân. Hệ thống hoạt động bằng cảm biến đo mưa và bộ ghi truyền số liệu được lắp đặt tại 22 vị trí trên địa bàn Hà Nội.
|
Không khí ô nhiễm tại Hà Nội đang ở mức báo động. Ảnh minh họa
|
Về hệ thống giám sát điểm úng ngập, hệ thống hiển thị tình trạng tại 16 điểm thường xuyên xảy ra úng ngập trên địa bàn, tần suất cập nhật thông tin của điểm úng ngập là 30 phút/lần.
Hiện, Hà Nội đã đầu tư 10 trạm quan trắc không khí, bao gồm 2 trạm cố định quan trắc tự động liên tục phục vụ việc cung cấp thông tin cho người dân về chất lượng không khí xung quanh và 8 trạm cảm biến đo một số chỉ tiêu chất lượng không khí tại các điểm trên địa bàn. Các trạm cảm biến này phục vụ công tác theo dõi, quản lý và mô hình hóa chất lượng không khí xung quanh.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết sắp tới Hà Nội sẽ tiếp tục lắp thêm gần 100 trạm quan trắc ở nhiều điểm trên toàn thành phố để có số liệu về ô nhiễm không khí.
Thông tin trên báo VnExpress, hiện các nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm không khí liên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, một số vấn đề lắng đọng axit, sương mù quang hóa hay ô nhiễm xuyên biên giới tuy chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định.
Một số nghiên cứu thế giới cho thấy môi trường không khí ở Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới Việt - Trung với quy luật mức độ ô nhiễm tăng đáng kể vào các tháng mùa đông.
Theo nghiên cứu của chuyên gia, ô nhiễm không khí ở thành phố có ảnh hưởng lớn tới đường hô hấp là tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn hành vi. Nhóm cộng đồng nhảy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người mang thai, người thường xuyên làm việc ngoài trời.