Lớp học 0 đồng giữa biển của người lính bị ung thư máu

Google News

Ngày nào còn sống, còn ở trên đảo Hòn Chuối, anh Phục vẫn sẽ đồng hành cùng tụi nhỏ trên còn đường tiếp cận con chữ.

Cách đất liền 35km về phía tây, lớp học nhỏ của thầy trò thượng úy Trần Bình Phục nằm lặng lẽ dưới những tán cây già trên ngọn núi thuộc đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Lớp học đơn sơ với vài chiếc bàn cũ được thầy giáo lặn lội đi xin từ đất liền. Không quạt, không đèn, chỉ có có vài cuốn sách giáo khoa đã nhàu nát và ánh mắt trong veo của những đứa trẻ đen nhẻm, mặn chát cái vị của biển.
Lop hoc 0 dong giua bien cua nguoi linh bi ung thu mau
 Thượng úy Trần Bình Phục
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao
Những cuộc gặp gỡ trong đời đều bắt nguồn từ chữ “duyên”, nhưng lại được tiếp nối bằng chữ “thương”. Nếu không phải vì trót thương cái dại, cái nghèo của tụi con nít xứ biển, chắc có lẽ thầy Phục chẳng thể ở lại trên hòn đảo này suốt 7 năm qua để dìu dắt các em từng bước đi qua những gian khó, tiếp cận với con chữ.
Thượng úy Trần Bình Phục (1972) sinh ra tại Trà Vinh, hiện anh đang công tác tại Đồn biên phòng Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Năm 2008, một lần bị chấn thương, anh Phục được đưa vào viện chữa trị, tại đây bác sĩ đã phát hiện anh bị ung thư máu do làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ.
“Suốt một năm trời tôi nằm trong bệnh viện để chống chọi với bệnh tật, đôi khi là cả tử thần. Nói thật nếu không phải là một quân nhân chắc tôi đã chết vì không đủ tiền điều trị” – anh nhớ lại.
Nhờ tuân thủ theo liệu pháp điều trị, sau một năm các tế bào ung thư đãbị ngăn chặng phát triển. Anh Phục được xuất viện, nhưng cảm thấy mình không còn phù hợp với nhịp sống xô bồ nơi thành thị.
Anh tâm sự: “Tôi viết đơn xin ra đảo Hòn Chuối để công tác, vì trước đây đã từng có dịp ghé đảo. Khi tiếp xúc với những đứa trẻ hồn nhiên nơi đây, tôi cảm nhận được sự bình yên từ chúng”.
Nơi đảo xa, không đường, không điện, không nước sạch, mọi thứ đều khó khăn thế nên quyết định của anhPhục bị gia đình và cơ quan ngăn cản. 5 lần nộp đơn đều bị thủ trưởng từ chối. Anh kể:“ Lần đó đồng chí tham mưu phó đã xé lá đơn trước mặt tôi và nói rằng: người ta bị kỷ luật mới phải ra đảo, anh đang yên ổn ra đó làm gì”.
Không nản chí, anh viết lá đơn thứ 6 và cuối cùng cũng được chấp nhận.
Theo VTC

>> xem thêm

Bình luận(0)