Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (QL 5B) được khởi công từ 19/5/2008 với tổng mức đầu tư lên đến 46.900 tỷ đồng, toàn tuyến có chiều dài 105,5km. Dự án đi qua các tỉnh, thành phố là Hà Nội (6km), Hưng Yên (26,5km), Hải Dương (40 km), Hải Phòng (33km), và điểm cuối đường là đập Đình Vũ (thuộc quận Hải An, Hải Phòng).
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và hiện đang giữ nhiều kỷ lục. Đây là lần đầu tiên có một con đường cao tốc hiện đại, quy mô lớn được đầu tư theo hình thức BOT, do ngân hàng làm chủ đầu tư và sử dụng vốn Nhà nước nhỏ hơn 30% tổng mức đầu tư.
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120km/h, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ôtô có tốc độ thiết kế dưới 60km/giờ và xe máy không được đi vào đường này.
Toàn tuyến có 6 điểm giao cắt với các quốc lộ đều liên thông khác mức, ngoài ra còn có các cầu vượt hoặc cống chui đường dân sinh.
Cầu vượt QL5B tại Quận Dương Kinh (Hải Phòng) đang được hoàn tất.
Các đơn vị thi công đang cố gắng để đến cuối năm 2015 đưa cao tốc hiện đại nhất này vào hoạt động.
Sau 6 năm thực hiện, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án giao thông trọng điểm quốc gia có quy mô lớn đầu tiên triển khai mô hình BOT với 105 km tiêu chuẩn cao tốc quốc tế, đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện trước khi đi vào khai thác trong năm 2015 như kế hoạch
Theo chủ đầu tư - Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), đến nay tổng giá trị giải ngân của các gói thầu xây lắp chính khoảng hơn 12.174 tỷ đồng, đạt khoảng 68,6% giá trị hợp đồng xây lắp. Chủ tịch Vidifi Đào Văn Chiến cho biết, hiện công tác giải phóng mặt bằng về cơ bản đã hoàn thành trên toàn tuyến. Tuy nhiên một số điểm vẫn còn tồn công trình hạ tầng kỹ thuật chưa di chuyển ở các khu vực thuộc huyện Yên Mỹ - Hưng Yên, Thanh Hà, Gia Lộc - Hải Dương, Kiến Thụy, Dương Kinh, Hải An - Hải Phòng.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhìn xa như một đường chân trời. Khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cao tốc chạy qua và các địa phương khác trên cả nước.
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (QL 5B) được khởi công từ 19/5/2008 với tổng mức đầu tư lên đến 46.900 tỷ đồng, toàn tuyến có chiều dài 105,5km. Dự án đi qua các tỉnh, thành phố là Hà Nội (6km), Hưng Yên (26,5km), Hải Dương (40 km), Hải Phòng (33km), và điểm cuối đường là đập Đình Vũ (thuộc quận Hải An, Hải Phòng).
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và hiện đang giữ nhiều kỷ lục. Đây là lần đầu tiên có một con đường cao tốc hiện đại, quy mô lớn được đầu tư theo hình thức BOT, do ngân hàng làm chủ đầu tư và sử dụng vốn Nhà nước nhỏ hơn 30% tổng mức đầu tư.
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120km/h, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ôtô có tốc độ thiết kế dưới 60km/giờ và xe máy không được đi vào đường này.
Toàn tuyến có 6 điểm giao cắt với các quốc lộ đều liên thông khác mức, ngoài ra còn có các cầu vượt hoặc cống chui đường dân sinh.
Cầu vượt QL5B tại Quận Dương Kinh (Hải Phòng) đang được hoàn tất.
Các đơn vị thi công đang cố gắng để đến cuối năm 2015 đưa cao tốc hiện đại nhất này vào hoạt động.
Sau 6 năm thực hiện, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án giao thông trọng điểm quốc gia có quy mô lớn đầu tiên triển khai mô hình BOT với 105 km tiêu chuẩn cao tốc quốc tế, đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện trước khi đi vào khai thác trong năm 2015 như kế hoạch
Theo chủ đầu tư - Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), đến nay tổng giá trị giải ngân của các gói thầu xây lắp chính khoảng hơn 12.174 tỷ đồng, đạt khoảng 68,6% giá trị hợp đồng xây lắp. Chủ tịch Vidifi Đào Văn Chiến cho biết, hiện công tác giải phóng mặt bằng về cơ bản đã hoàn thành trên toàn tuyến. Tuy nhiên một số điểm vẫn còn tồn công trình hạ tầng kỹ thuật chưa di chuyển ở các khu vực thuộc huyện Yên Mỹ - Hưng Yên, Thanh Hà, Gia Lộc - Hải Dương, Kiến Thụy, Dương Kinh, Hải An - Hải Phòng.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhìn xa như một đường chân trời. Khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cao tốc chạy qua và các địa phương khác trên cả nước.