Ngộ độc rượu bia, nước ngọt: Tết là dịp mà lượng tiêu thụ rượu bia, nước ngọt tăng đột biến. Điều đáng lo ngại là có không ít các loại rượu chứa độc tố do không kiểm soát được đâu là rượu giả đâu là rượu thật đối với các loại rượu có nguồn gốc nước ngoài, chất lượng rượu cũng khó nhận biết với người tiêu dùng.Ngộ độc rượu không chỉ gây tử vong mà còn gây nhiều biến chứng cho sức khỏe. Nếu bị ngộ độc ethanol, bệnh nhân hôn mê sâu, hạ đường huyết, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim và xa hơn là tàn phá gan. Nếu uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp hoặc rượu có hàm lượng methanol cao từ 0,05% trở lên có thể bị mù mắt hoặc tử vong.
Các loại nước ngọt đưa vào cơ thể một lượng lớn đường hoá học hay tự nhiên, chất gây sinh hơi, đôi khi có thể bị nhiễm các chất độc như: kim loại nặng, các hoá chất hữu cơ như povinylchlorides, các thuốc màu, mùi thơm, hoặc nhiễm nấm vi sinh vật.Ngộ độc nấm: Nấm độc có lẫn trong nấm lành, chất độc trong nấm có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí dẫn tử vong. Ví dụ như loài nấm Amanita phalloid, độc tố là amanitin, phallotoxin.
Ngộ độc rau quả: Các loại hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản còn tồn dư trong rau quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Thói quen ăn rau sống tạo điều kiện cho vi khuẩn tả được dịp hoành hành nhất là trong dịp Tết.Ngộ độc từ thịt và các loại thực phẩm chế biến từ thịt: Ngày Tết, các loại thực phẩm được chế biến từ thịt như giò, chả, nem chứa hàn the hay một lượng lớn các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép gây nguy hiểm và có thể mắc bệnh ung thư.
Việc tích trữ thực phẩm dài ngày với một lượng lớn theo thói quen của các gia đình Việt trong ngày Tết không chỉ khiến mất đi độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể mà còn có nguy cơ gây ngộ độc do nhiễm một số loại vi khuẩn như E.coli, Staphylococcus aureus, clostridium ferfringens, Bacilus cereus, campylobacter jejuni, salmonella. Để lẫn lộn thực phẩm sống chín như thịt sống với giò, chả cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn.Thịt gà và gia cầm trong dịp Tết được nhập một cách vô tội vạ, không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng rất dễ khiến cho dịch H5N1 bùng phát. Đó là chưa kể đến việc ăn phải các loại gia cầm chứa một lượng lớn hóa chất bảo quản, kháng sinh,…Đối phó với ngộ độc. Theo GS-TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: Khi nghi ngờ người trong gia đình ngộ độc thực phẩm thì ngưng ngay thức ăn, đồ uống đó. Giữ toàn bộ thức ăn, đồ uống còn lại, kể cả chất nôn, phân, nước tiểu… để cơ quan y tế xét nghiệm, tìm nguyên nhân.Loại trừ lập tức độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn (ngoáy ngón tay trong cổ họng, cho uống nước muối…). Rửa dạ dày bằng nước ấm, nước muối sinh lý càng sớm càng tốt (trước 6 tiếng). Nhanh chóng đưa người nhà đến cơ sở y tế gần nhất.Theo bác sĩ Huỳnh Văn Tú, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM : Cơ quan quản lý cần thông tin công khai, rộng rãi theo luật định về cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để hỗ trợ người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm an toàn.
Ngộ độc rượu bia, nước ngọt: Tết là dịp mà lượng tiêu thụ rượu bia, nước ngọt tăng đột biến. Điều đáng lo ngại là có không ít các loại rượu chứa độc tố do không kiểm soát được đâu là rượu giả đâu là rượu thật đối với các loại rượu có nguồn gốc nước ngoài, chất lượng rượu cũng khó nhận biết với người tiêu dùng.
Ngộ độc rượu không chỉ gây tử vong mà còn gây nhiều biến chứng cho sức khỏe. Nếu bị ngộ độc ethanol, bệnh nhân hôn mê sâu, hạ đường huyết, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim và xa hơn là tàn phá gan. Nếu uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp hoặc rượu có hàm lượng methanol cao từ 0,05% trở lên có thể bị mù mắt hoặc tử vong.
Các loại nước ngọt đưa vào cơ thể một lượng lớn đường hoá học hay tự nhiên, chất gây sinh hơi, đôi khi có thể bị nhiễm các chất độc như: kim loại nặng, các hoá chất hữu cơ như povinylchlorides, các thuốc màu, mùi thơm, hoặc nhiễm nấm vi sinh vật.
Ngộ độc nấm: Nấm độc có lẫn trong nấm lành, chất độc trong nấm có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí dẫn tử vong. Ví dụ như loài nấm Amanita phalloid, độc tố là amanitin, phallotoxin.
Ngộ độc rau quả: Các loại hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản còn tồn dư trong rau quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Thói quen ăn rau sống tạo điều kiện cho vi khuẩn tả được dịp hoành hành nhất là trong dịp Tết.
Ngộ độc từ thịt và các loại thực phẩm chế biến từ thịt: Ngày Tết, các loại thực phẩm được chế biến từ thịt như giò, chả, nem chứa hàn the hay một lượng lớn các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép gây nguy hiểm và có thể mắc bệnh ung thư.
Việc tích trữ thực phẩm dài ngày với một lượng lớn theo thói quen của các gia đình Việt trong ngày Tết không chỉ khiến mất đi độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể mà còn có nguy cơ gây ngộ độc do nhiễm một số loại vi khuẩn như E.coli, Staphylococcus aureus, clostridium ferfringens, Bacilus cereus, campylobacter jejuni, salmonella.
Để lẫn lộn thực phẩm sống chín như thịt sống với giò, chả cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn.
Thịt gà và gia cầm trong dịp Tết được nhập một cách vô tội vạ, không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng rất dễ khiến cho dịch H5N1 bùng phát. Đó là chưa kể đến việc ăn phải các loại gia cầm chứa một lượng lớn hóa chất bảo quản, kháng sinh,…
Đối phó với ngộ độc. Theo GS-TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: Khi nghi ngờ người trong gia đình ngộ độc thực phẩm thì ngưng ngay thức ăn, đồ uống đó. Giữ toàn bộ thức ăn, đồ uống còn lại, kể cả chất nôn, phân, nước tiểu… để cơ quan y tế xét nghiệm, tìm nguyên nhân.
Loại trừ lập tức độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn (ngoáy ngón tay trong cổ họng, cho uống nước muối…). Rửa dạ dày bằng nước ấm, nước muối sinh lý càng sớm càng tốt (trước 6 tiếng). Nhanh chóng đưa người nhà đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Tú, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM : Cơ quan quản lý cần thông tin công khai, rộng rãi theo luật định về cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để hỗ trợ người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm an toàn.