Cấm kỵ với món rán. Không nên cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, vì mì chính rất khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày. Không dùng với món chua. Không nên cho mì chính khi nấu các món có vị chua vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho mì chính vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể. Tránh nhiệt độ cao. Thời gian tốt nhất để cho mì chính vào là khi đã tắt bếp, món ăn hơi nguội (khoảng 70 - 90 độ C). Nêm mì chính ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong mì chính, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.Kiêng món ngọt. Không nên cho thêm mì chính vào các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như su hào, cà rốt, cà chua… vì nó dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có. Không nên dùng với trứng. Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế bạn không cần cho mì chính vào trứng, nếu cho vào sẽ gây nên tình trạng thừa mì chính và gây hại cho sức khỏe. Không cần thêm mì chính trong món ăn từ thịt lợn. Thịt lợn có chứa acid glutamic, khi kết hợp thêm với muối, gặp nhiệt độ cao tự nhiên sẽ sản xuất ra các thành phần chính của mì chính. Vì thế, khi nấu các món ăn với thịt, không cần thêm mì chính. Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội. Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức. Nếu bạn muốn sử dụng mì chính để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan mì chính trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội. Sử dụng lượng vừa đủ. Sử dụng quá nhiều mì chính dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác. Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g mì chính.
Cấm kỵ với món rán. Không nên cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, vì mì chính rất khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày.
Không dùng với món chua. Không nên cho mì chính khi nấu các món có vị chua vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho mì chính vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
Tránh nhiệt độ cao. Thời gian tốt nhất để cho mì chính vào là khi đã tắt bếp, món ăn hơi nguội (khoảng 70 - 90 độ C). Nêm mì chính ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong mì chính, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.
Kiêng món ngọt. Không nên cho thêm mì chính vào các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như su hào, cà rốt, cà chua… vì nó dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
Không nên dùng với trứng. Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế bạn không cần cho mì chính vào trứng, nếu cho vào sẽ gây nên tình trạng thừa mì chính và gây hại cho sức khỏe.
Không cần thêm mì chính trong món ăn từ thịt lợn. Thịt lợn có chứa acid glutamic, khi kết hợp thêm với muối, gặp nhiệt độ cao tự nhiên sẽ sản xuất ra các thành phần chính của mì chính. Vì thế, khi nấu các món ăn với thịt, không cần thêm mì chính.
Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội. Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức. Nếu bạn muốn sử dụng mì chính để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan mì chính trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.
Sử dụng lượng vừa đủ. Sử dụng quá nhiều mì chính dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác. Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g mì chính.