Không dùng lẫn lộn dao. Dù có chung chức năng là thái, gọt nhưng không nên sử dụng các laoị dao lẫn lộn với nhau. Mỗi loại dao có một chức năng chính riêng và nên sử dụng đúng chức năng của nó. Không nên lấy dao gọt hoa quả để chặt xương cứng hay lọc cá, thịt bởi đặc điểm của dao gọt hoa quả khá mỏng, mềm và nhỏ, khi bạn đem chặt xương thì dễ gây ra mẻ dao. Không ngâm chung dao với đồ khác. Rất nhiều chị em có thới quen ngâm dao vào trong bồn rửa chung với các vật dụng khác. Tuy nhiên, việc làm này lại rất có hại cho dao. Dao chuôi gỗ rất dễ bị mủn và lỏng ra khỏi dao, hoặc lưỡi dao dễ bị những vật khác gây sứt, mẻ. Làm sạch dao. Dùng nước ấm và nước rửa bát để rửa dao. Bạn cũng nên rửa cả phần chuôi để dao không bị trơn trượt khi cầm. Sau khi rửa hãy dùng giẻ hoặc khăn giấy lau khô dao. Nên cho vào vỏ bọc ( nếu có) để tăng tuổi thọ của dao.
Hạn chế dao không gỉ. Muốn dao không bị gỉ, bạn có thể bôi lên mặt dao ít dầu ăn, lấy gừng xoa lên hoặc ngâm vào nước vo gạo.
Mài dao. Không nhất thiết phải mài dao thường xuyên nhưng hãy luôn đảm bảo dao luôn được sắc. Khi mài dao, bạn nên ngâm dao trong nước muối loãng tầm 20 phút, sau đó mài trên đá mịn. Trước khi mài hãy bôi trơn đá mài bằng dầu ăn hoặc nước để giảm ma sát. Tránh mài dao trên đáy chén và đĩa bởi nó có thể làm dao nóng lên và dễ bị cong.Kỹ năng bổ. Thứ nhất - dùng cổ tay làm điểm tựa: nắm sát phần chuôi dao gần với lưỡi dao, sau đó tập trung lực vào cổ tay, di chuyển cổ tay lên xuống để bổ thực phẩm. Thứ hai - dùng sức cả cánh tay: nắm lấy chuôi dao và chuyển cánh tay tới lui để bổ thực phẩm. Nên khum bàn tay khi giữ thực phẩm đồng thời lùi tay về sau mỗi lượt cắt để tránh cắt phải đầu ngón tay. Kỹ năng thái hạt lựu. Đầu tiên hãy cắt thực phẩm thành lát dày 2cm, 1.5cm hoặc 0.5cm/ mặt vuông, xếp chồng 3, 4 lát lên nhau (tùy độ dày và cứng) rồi tiếp tục xắt nhỏ.
Kỹ năng thái chỉ. Cắt thực phẩm thành những lát có độ dày khoảng 3mm, sau đó xếp chồng các lát lên nhau và thái chỉ. Bạn nên giữ nhịp thái liên tục, như vậy thực phẩm sẽ được thái đều hơn.
Không dùng lẫn lộn dao. Dù có chung chức năng là thái, gọt nhưng không nên sử dụng các laoị dao lẫn lộn với nhau. Mỗi loại dao có một chức năng chính riêng và nên sử dụng đúng chức năng của nó. Không nên lấy dao gọt hoa quả để chặt xương cứng hay lọc cá, thịt bởi đặc điểm của dao gọt hoa quả khá mỏng, mềm và nhỏ, khi bạn đem chặt xương thì dễ gây ra mẻ dao.
Không ngâm chung dao với đồ khác. Rất nhiều chị em có thới quen ngâm dao vào trong bồn rửa chung với các vật dụng khác. Tuy nhiên, việc làm này lại rất có hại cho dao. Dao chuôi gỗ rất dễ bị mủn và lỏng ra khỏi dao, hoặc lưỡi dao dễ bị những vật khác gây sứt, mẻ.
Làm sạch dao. Dùng nước ấm và nước rửa bát để rửa dao. Bạn cũng nên rửa cả phần chuôi để dao không bị trơn trượt khi cầm. Sau khi rửa hãy dùng giẻ hoặc khăn giấy lau khô dao. Nên cho vào vỏ bọc ( nếu có) để tăng tuổi thọ của dao.
Hạn chế dao không gỉ. Muốn dao không bị gỉ, bạn có thể bôi lên mặt dao ít dầu ăn, lấy gừng xoa lên hoặc ngâm vào nước vo gạo.
Mài dao. Không nhất thiết phải mài dao thường xuyên nhưng hãy luôn đảm bảo dao luôn được sắc. Khi mài dao, bạn nên ngâm dao trong nước muối loãng tầm 20 phút, sau đó mài trên đá mịn. Trước khi mài hãy bôi trơn đá mài bằng dầu ăn hoặc nước để giảm ma sát. Tránh mài dao trên đáy chén và đĩa bởi nó có thể làm dao nóng lên và dễ bị cong.
Kỹ năng bổ. Thứ nhất - dùng cổ tay làm điểm tựa: nắm sát phần chuôi dao gần với lưỡi dao, sau đó tập trung lực vào cổ tay, di chuyển cổ tay lên xuống để bổ thực phẩm. Thứ hai - dùng sức cả cánh tay: nắm lấy chuôi dao và chuyển cánh tay tới lui để bổ thực phẩm. Nên khum bàn tay khi giữ thực phẩm đồng thời lùi tay về sau mỗi lượt cắt để tránh cắt phải đầu ngón tay.
Kỹ năng thái hạt lựu. Đầu tiên hãy cắt thực phẩm thành lát dày 2cm, 1.5cm hoặc 0.5cm/ mặt vuông, xếp chồng 3, 4 lát lên nhau (tùy độ dày và cứng) rồi tiếp tục xắt nhỏ.
Kỹ năng thái chỉ. Cắt thực phẩm thành những lát có độ dày khoảng 3mm, sau đó xếp chồng các lát lên nhau và thái chỉ. Bạn nên giữ nhịp thái liên tục, như vậy thực phẩm sẽ được thái đều hơn.