1. Nồi chảo bị tróc lớp chống dính: Những ai hay dùng chảo chống dính chắc không lạ gì chuyện lớp chống dính bị tróc. Lớp này thường làm từ Teflon, khi bị tróc và đun nóng có thể phát sinh chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.
Bếp núc không chỉ là nơi giữ lửa, mà còn là biểu tượng của chất lượng cuộc sống. Năm mới, sắm một chiếc nồi chảo tốt không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang ý nghĩa về sự sung túc, hạnh phúc trọn vẹn.2. Thớt và đũa bị mốc: Trong quan niệm truyền thống, việc thay thớt và đũa trước Tết mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh đặc biệt. Thớt và đũa không chỉ là dụng cụ nấu nướng mà còn tượng trưng cho sự gắn kết và hòa hợp trong gia đình nên nếu bị mốc, cũ kỹ hoặc hư hỏng thì có thể được xem là dấu hiệu không tốt, dễ "giữ lại" những năng lượng tiêu cực hoặc xui xẻo trong năm cũ.Do đó việc thay mới thớt và đũa không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe mà còn mang ý nghĩa "xóa bỏ những điều không may," chuẩn bị đón nhận vận may và những khởi đầu mới trong năm mới.3. Giày cũ và không vừa chân: Theo quan niệm dân gian, giày dép cũ, không vừa chân thường mang theo năng lượng tiêu cực hoặc gắn với những kỷ niệm không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại.
Năm mới, bỏ đi giày không dùng đến chính là đang "thanh lọc" cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp bạn loại bỏ những trở ngại, mở đường cho điều mới mẻ, may mắn và phù hợp hơn trong năm mới. Ngoài ra, một tủ giày gọn gàng, ngăn nắp cũng mang ý nghĩa phong thủy tốt, thể hiện sự sẵn sàng đón nhận tài lộc và cơ hội mới đến với gia đình.4. Thực phẩm hết hạn: Hãy lục soát thật kỹ mọi ngóc ngách trong nhà bếp, mạnh dạn bỏ hết thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Một căn bếp sạch sẽ, ngăn nắp không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn tạo cảm giác sẵn sàng đón năm mới đầy an lành.5. Khăn cũ: Khăn mặt tiếp xúc trực tiếp với da mặt mỗi ngày nhưng sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ trở thành "ổ vi khuẩn". Đặc biệt, những chiếc khăn treo lâu trong phòng tắm đã ngả màu vàng, đen thì không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây hại cho làn da.
Trước Tết, hãy tự thưởng cho mình một chiếc khăn mới, mềm mại và sạch sẽ. Không chỉ giúp bảo vệ da mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái mỗi ngày, tạo động lực để bắt đầu năm mới với năng lượng tích cực. Thay khăn cũ bằng khăn mới cũng tượng trưng cho việc gạt bỏ những phiền muộn, khó khăn trong năm cũ để đón chào những điều tươi sáng, tích cực hơn trong năm mới.6. Bàn chải đánh răng cũ, lông bàn chải xù: Sau thời gian sử dụng, lông bàn chải đã bị phân tách và mất đi hiệu quả làm sạch, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.Vậy nên, dịp Tết này, hãy thay một chiếc bàn chải mới. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn mang lại nụ cười tươi sáng, tự tin đón năm mới.7. Vỏ gối bị ố vàng: Sau một thời gian sử dụng thì gối - đặc biệt là đối với nam giới - dễ bị ố vàng và có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do tuyến dầu trên cơ thể nam giới hoạt động mạnh mẽ, cộng với việc chảy nước miếng khi ngủ, nếu không vệ sinh thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mạt bụi sinh sôi. Hơn nữa, vỏ gối và khăn gối lâu ngày cũng bị "xuống cấp", không còn mềm mại, êm dịu.Chỉ khi có giấc ngủ ngon và thoải mái, chúng ta mới có thể nghỉ ngơi tốt hơn. Vì vậy, Tết này, hãy thay mới vỏ gối và khăn gối để có giấc ngủ ngon lành, chất lượng. Đó là chưa kể trong phong thủy, giấc ngủ tốt là yếu tố quan trọng để thu hút tài lộc và vận may nên thay vỏ gối mới chính là để bạn tạo ra một không gian ngủ sạch sẽ, khơi dậy những điều tốt lành, đón nhận may mắn, sức khỏe trong năm mới.8. Câu đối cũ: Mỗi dịp Tết, mọi nhà đều treo câu đối mới để tượng trưng cho việc tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới, sau 1 năm thường sẽ bị phai màu, rách nát. Ở nhiều nơi, có phong tục đốt câu đối cũ, để thiêu rụi những điều không vui của năm cũ, giúp xua tan vận xui và đón nhận những điều may mắn trong năm mới.Việc thay câu đối mới không chỉ là truyền thống mà còn giúp mang lại không khí mới mẻ, tươi sáng cho ngôi nhà trong năm mới.
1. Nồi chảo bị tróc lớp chống dính: Những ai hay dùng chảo chống dính chắc không lạ gì chuyện lớp chống dính bị tróc. Lớp này thường làm từ Teflon, khi bị tróc và đun nóng có thể phát sinh chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.
Bếp núc không chỉ là nơi giữ lửa, mà còn là biểu tượng của chất lượng cuộc sống. Năm mới, sắm một chiếc nồi chảo tốt không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang ý nghĩa về sự sung túc, hạnh phúc trọn vẹn.
2. Thớt và đũa bị mốc: Trong quan niệm truyền thống, việc thay thớt và đũa trước Tết mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh đặc biệt. Thớt và đũa không chỉ là dụng cụ nấu nướng mà còn tượng trưng cho sự gắn kết và hòa hợp trong gia đình nên nếu bị mốc, cũ kỹ hoặc hư hỏng thì có thể được xem là dấu hiệu không tốt, dễ "giữ lại" những năng lượng tiêu cực hoặc xui xẻo trong năm cũ.
Do đó việc thay mới thớt và đũa không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe mà còn mang ý nghĩa "xóa bỏ những điều không may," chuẩn bị đón nhận vận may và những khởi đầu mới trong năm mới.
3. Giày cũ và không vừa chân: Theo quan niệm dân gian, giày dép cũ, không vừa chân thường mang theo năng lượng tiêu cực hoặc gắn với những kỷ niệm không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại.
Năm mới, bỏ đi giày không dùng đến chính là đang "thanh lọc" cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp bạn loại bỏ những trở ngại, mở đường cho điều mới mẻ, may mắn và phù hợp hơn trong năm mới. Ngoài ra, một tủ giày gọn gàng, ngăn nắp cũng mang ý nghĩa phong thủy tốt, thể hiện sự sẵn sàng đón nhận tài lộc và cơ hội mới đến với gia đình.
4. Thực phẩm hết hạn: Hãy lục soát thật kỹ mọi ngóc ngách trong nhà bếp, mạnh dạn bỏ hết thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Một căn bếp sạch sẽ, ngăn nắp không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn tạo cảm giác sẵn sàng đón năm mới đầy an lành.
5. Khăn cũ: Khăn mặt tiếp xúc trực tiếp với da mặt mỗi ngày nhưng sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ trở thành "ổ vi khuẩn". Đặc biệt, những chiếc khăn treo lâu trong phòng tắm đã ngả màu vàng, đen thì không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây hại cho làn da.
Trước Tết, hãy tự thưởng cho mình một chiếc khăn mới, mềm mại và sạch sẽ. Không chỉ giúp bảo vệ da mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái mỗi ngày, tạo động lực để bắt đầu năm mới với năng lượng tích cực. Thay khăn cũ bằng khăn mới cũng tượng trưng cho việc gạt bỏ những phiền muộn, khó khăn trong năm cũ để đón chào những điều tươi sáng, tích cực hơn trong năm mới.
6. Bàn chải đánh răng cũ, lông bàn chải xù: Sau thời gian sử dụng, lông bàn chải đã bị phân tách và mất đi hiệu quả làm sạch, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Vậy nên, dịp Tết này, hãy thay một chiếc bàn chải mới. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn mang lại nụ cười tươi sáng, tự tin đón năm mới.
7. Vỏ gối bị ố vàng: Sau một thời gian sử dụng thì gối - đặc biệt là đối với nam giới - dễ bị ố vàng và có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do tuyến dầu trên cơ thể nam giới hoạt động mạnh mẽ, cộng với việc chảy nước miếng khi ngủ, nếu không vệ sinh thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mạt bụi sinh sôi. Hơn nữa, vỏ gối và khăn gối lâu ngày cũng bị "xuống cấp", không còn mềm mại, êm dịu.
Chỉ khi có giấc ngủ ngon và thoải mái, chúng ta mới có thể nghỉ ngơi tốt hơn. Vì vậy, Tết này, hãy thay mới vỏ gối và khăn gối để có giấc ngủ ngon lành, chất lượng. Đó là chưa kể trong phong thủy, giấc ngủ tốt là yếu tố quan trọng để thu hút tài lộc và vận may nên thay vỏ gối mới chính là để bạn tạo ra một không gian ngủ sạch sẽ, khơi dậy những điều tốt lành, đón nhận may mắn, sức khỏe trong năm mới.
8. Câu đối cũ: Mỗi dịp Tết, mọi nhà đều treo câu đối mới để tượng trưng cho việc tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới, sau 1 năm thường sẽ bị phai màu, rách nát. Ở nhiều nơi, có phong tục đốt câu đối cũ, để thiêu rụi những điều không vui của năm cũ, giúp xua tan vận xui và đón nhận những điều may mắn trong năm mới.
Việc thay câu đối mới không chỉ là truyền thống mà còn giúp mang lại không khí mới mẻ, tươi sáng cho ngôi nhà trong năm mới.