Ngày 7/5/2015, 3 công nhân nhập viện vì ăn cua mặt quỷ độc ở Lý Sơn. Theo lời những công nhân này, họ đã bắt được 10 con cua hình dáng kỳ dị, có lông xù xì to gần bằng bàn tay mang về làm mồi nhậu. Sau khoảng một giờ ăn cua, cả 3 người công nhân đều bị tê cứng chân, tay, khó thở nên mọi người ở lán trại chở đi cấp cứu.Theo một bác sĩ bệnh viện Quảng Ngãi thì trường hợp xảy ra với 3 công nhân trên không phải hi hữu. Trong 15 năm qua đã có 6 người tử vong và nhiều người được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì ăn loại cua này. Hầu hết họ là người ở xa đến đảo, không biết loài cua này có chứa chất độc.Để tránh gặp họa vì loài cua nguy hiểm này bạn nên nắm chắc những dấu hiệu nhận dạng cua mặt quỷ này dưới đây.Cua mặt quỷ là một loài cua biển. Cua mặt quỷ còn có tên khoa học Zosimus aeneus.Theo Viện hải dương học Nha Trang cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ.Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.Độc tố trong cua chủ yếu trong cua mặt quỷ là saxitonin.Độc tố của cua mặt quỷ chủ yếu nằm trong thịt, trứng cua và nhiều nhất là trong thịt càng và chân cua.Một người ăn chỉ 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể ngộ độc dẫn đến tử vong.Cua mặt quỷ thường có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.Theo các chuyên gia, khi bị ngộ độc do ăn cua lạ, người bệnh có biểu hiện tê rát, bỏng ở môi, đầu lưỡi, đau bụng và có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng, rối loạn ý thức, hôn mê.Những người ngộ độc nặng do độc tố của cua mặt quỷ thì có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngày 7/5/2015, 3 công nhân nhập viện vì ăn cua mặt quỷ độc ở Lý Sơn. Theo lời những công nhân này, họ đã bắt được 10 con cua hình dáng kỳ dị, có lông xù xì to gần bằng bàn tay mang về làm mồi nhậu. Sau khoảng một giờ ăn cua, cả 3 người công nhân đều bị tê cứng chân, tay, khó thở nên mọi người ở lán trại chở đi cấp cứu.
Theo một bác sĩ bệnh viện Quảng Ngãi thì trường hợp xảy ra với 3 công nhân trên không phải hi hữu. Trong 15 năm qua đã có 6 người tử vong và nhiều người được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì ăn loại cua này. Hầu hết họ là người ở xa đến đảo, không biết loài cua này có chứa chất độc.
Để tránh gặp họa vì loài cua nguy hiểm này bạn nên nắm chắc những dấu hiệu nhận dạng cua mặt quỷ này dưới đây.
Cua mặt quỷ là một loài cua biển. Cua mặt quỷ còn có tên khoa học Zosimus aeneus.
Theo Viện hải dương học Nha Trang cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ.
Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.
Độc tố trong cua chủ yếu trong cua mặt quỷ là saxitonin.
Độc tố của cua mặt quỷ chủ yếu nằm trong thịt, trứng cua và nhiều nhất là trong thịt càng và chân cua.
Một người ăn chỉ 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể ngộ độc dẫn đến tử vong.
Cua mặt quỷ thường có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.
Theo các chuyên gia, khi bị ngộ độc do ăn cua lạ, người bệnh có biểu hiện tê rát, bỏng ở môi, đầu lưỡi, đau bụng và có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng, rối loạn ý thức, hôn mê.
Những người ngộ độc nặng do độc tố của cua mặt quỷ thì có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.