Ăn cua sai cách nhất khi chọn những con đã chết. Khi cua chết, trong cơ thể có xuất hiện nhiều thành phần hóa học mang tên histidine, khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Ảnh: bsdinhduongUống nước cua sống. Nhiều người cho rằng, ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Đây là một quan niệm vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke). Nếu ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. Do vậy, cần phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn. Ảnh: webnauan Ăn canh cua đã chế biến lâu. Dù canh cua đã vào tủ lạnh thì việc ăn lại canh của bữa trước cũng gây hại tới sức khỏe. Nguyên nhân là do canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn. Khi ăn phải canh cua để lâu, dù là chưa phát hiện ra mùi vị lạ cũng có nguy cơ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, ngộ độc... Chỉ ăn canh cua ngay sau khi chế biến. Ảnh: blogspotKhông bỏ bọng hoi. Bọng hoi ở bên dưới bụng cua chính là dạ dày của cua. Do là loài ăn xác động vật và các tạp chất có trong bùn nên dạ dày của cua chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh và cả tạp chất có độc. Khi sơ thế, chú ý loại bỏ bọng hoi, làm sạch cua để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho người ăn. Ảnh: dacsanbentre24hĂn cua kèm quả hồng, nước trà. Sau khi ăn cua khoảng 1 giờ, không nên uống trà. Uống trà sau khi ăn cua có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Ảnh: suckhoegiadinhKhi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…Ảnh: thucphamantoanĂn cua khi bị tiêu chảy. Do cua có tính hàn, lạnh nên ăn cua khi đang bị tiêu chảy sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng tránh ăn cua. Ảnh: phunutodayĂn cua khi bị cao huyết áp. Gạch cua có chứa nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn cua. Ảnh: phunuonline
Ăn cua sai cách nhất khi chọn những con đã chết. Khi cua chết, trong cơ thể có xuất hiện nhiều thành phần hóa học mang tên histidine, khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Ảnh: bsdinhduong
Uống nước cua sống. Nhiều người cho rằng, ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Đây là một quan niệm vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke). Nếu ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. Do vậy, cần phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn. Ảnh: webnauan
Ăn canh cua đã chế biến lâu. Dù canh cua đã vào tủ lạnh thì việc ăn lại canh của bữa trước cũng gây hại tới sức khỏe. Nguyên nhân là do canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn. Khi ăn phải canh cua để lâu, dù là chưa phát hiện ra mùi vị lạ cũng có nguy cơ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, ngộ độc... Chỉ ăn canh cua ngay sau khi chế biến. Ảnh: blogspot
Không bỏ bọng hoi. Bọng hoi ở bên dưới bụng cua chính là dạ dày của cua. Do là loài ăn xác động vật và các tạp chất có trong bùn nên dạ dày của cua chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh và cả tạp chất có độc. Khi sơ thế, chú ý loại bỏ bọng hoi, làm sạch cua để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho người ăn. Ảnh: dacsanbentre24h
Ăn cua kèm quả hồng, nước trà. Sau khi ăn cua khoảng 1 giờ, không nên uống trà. Uống trà sau khi ăn cua có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Ảnh: suckhoegiadinh
Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…Ảnh: thucphamantoan
Ăn cua khi bị tiêu chảy. Do cua có tính hàn, lạnh nên ăn cua khi đang bị tiêu chảy sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng tránh ăn cua. Ảnh: phunutoday
Ăn cua khi bị cao huyết áp. Gạch cua có chứa nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn cua. Ảnh: phunuonline