Ngã từ lan can, bé trai 6 tuổi vỡ lá lách

Google News

(Kiến Thức) - Lá lách của bé Trung bị dập nát sau khi ngã từ lan can xuống. Nếu không kịp phẫu thuật, tính mạng của cháu đã khó giữ được.
Bệnh nhi là cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi – Hà Nội), bị ngã dập lá lách đã được cứu sống kịp thời tại BV Nhi Trung ương.
Bệnh nhi là cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi – Hà Nội), bị ngã dập lá lách đã được cứu sống kịp thời tại BV Nhi Trung ương.
Bệnh nhi là cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi – Hà Nội), bị ngã dập lá lách đã được cứu sống kịp thời tại BV Nhi Trung ương.

Bệnh nhi là cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi, Hà Nội) bị ngã dập lá lách, vừa được cứu sống kịp thời tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu nhập viện ngày 10/9 trong tình trạng bị giãn đồng tử, lúc tỉnh, lúc mê, đau bụng dữ dội và nôn trớ nhiều. 
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và kịp thời phẫu thuật cắt bỏ phần lá lách bị vỡ. Nếu không phẫu thuật kịp thời, cháu bé khó qua khỏi. 
Theo gia đình bệnh nhi, trước đó cháu Trung chơi đùa với bạn bè và ngã từ trên lan can (cao 1,5 mét) xuống đất vào khoảng hơn 9h ngày 10/9.
Nhận định về ca bệnh này, TS Phạm Duy Hiền, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật, cho biết, đa số các ca vỡ lách được điều trị bảo tồn, nhưng riêng trường hợp này bắt buộc phải mổ mới cứu được. 
 Nửa trên của lách bị dập nát đã được các bác sĩ cắt bỏ
(Ảnh: bác sĩ cung cấp) 
Theo TS Hiển, lách là cơ quan nằm ở phần trên-trái của ổ bụng, gần dạ dày, được hệ thống dây chằng gắn vào màng bụng. Chức năng chính của nó là sản xuất kháng thể chống các tác nhân gây bệnh và tiêu hủy hồng cầu già hoặc kém chất lượng. Người không có lách gặp khó khăn trong việc chiến đấu chống một số bệnh nhiễm trùng.
Chấn thương lách có thể xuất hiện khi trẻ bị va đập hay ngã mạnh, khiến lồng ngực trái hoặc phần trên của bụng đập mạnh vào lách. Chấn thương lách có nhiều mức độ, trường hợp nhẹ thì chỉ bị bầm dập hoặc rách nhỏ, gây chảy máu. Nếu nặng, lách có thể bị vỡ thành nhiều mảnh, đe dọa tính mạng. Trường hợp trên là một ví dụ điển hình.
Nói về ca bệnh trên, TS Hiển cho biết, khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới. Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh như ở bệnh nhân Trung. Hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi.
“Trước kia, trẻ bị chấn thương lách thường được phẫu thuật cắt bỏ lách. Khoảng 30 năm gần đây, các bác sĩ nhận ra rằng hơn 90% trẻ chấn thương lách có thể liền vết thương mà không cần phẫu thuật. Bảo tồn lách giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các bệnh nhiễm trùng. Đôi khi, nếu trẻ rơi vào tình trạng sốc hay nếu máu không tự ngừng chảy, bác sĩ sẽ phẫu thuật để sửa chữa hay cắt bỏ lách”, BS Hiền cho biết.
Từ trường hợp trên, bác sỹ Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn.
Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Minh Hoàng

Bình luận(0)