Thật vậy, thấu da trâu hay còn gọi là nộm da trâu được xem là đặc sản riêng của người Thái, Sơn La. Đối với người dân nơi đây, trâu là con vật quý nên ít khi họ làm thịt con vật để chè chén. Chỉ khi chúng trở nên già nua mất sức lao động hoặc chết vì rét đậm thì người ta mới ngả thịt, làm khô ăn dần hoặc dùng trong bữa tiệc quan trọng như hội hè, lễ tết. Nếu như người dân nơi khác lọc toàn bộ da chuyển cho các mối làm trống thì người dân nơi đây lại nâng niu chúng, chế biến để làm món ăn.Da trâu chưa qua sơ chế rất dày, cứng và có màu đen. Để “cải tạo” nguyên liệu khó chiều này, người dân nơi đây kiên trì sơ chế qua nhiều giai đoạn như hơ qua lửa rồi đem luộc trong khoảng 1 giờ đến 1 giờ rưỡi nhằm làm sạch lông, loại bỏ đi những phần dính bẩn và làm cho da trâu mềm. Từ miếng da trâu đen xì, mốc thếch ban đầu, trải qua vài công đoạn trở nên cực hấp dẫn. Khi thái mỏng, da trâu có màu vàng đậm, bên trong nhàn nhạt cùng vị giòn dai sần sật.Nếu như các bà nội trợ thường dùng chanh hoặc dấm để bóp nguyên liệu làm nộm thì người Thái lại không dùng chúng. Cụ thể, họ dùng nước măng chua, thơm thơm, hăng hăng của măng trúc để tạo thành hương vị vô cùng khác lạ.
Sau khi bóp kỹ cùng nước măng chua, người Thái tiếp tục gia giảm da trâu với nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu và chút mắc khén. Khi thưởng thức, bạn khó có thể quên được cảm giác sần sật, đanh đanh, chua nhẹ cùng hương thơm quyến rũ của các loại gia vị ăn kèm.Ngoài vị thanh mát đưa cơm, nộm da trâu còn được cánh mày râu nơi đây ưa chuộng. Đặc biệt, món ăn tuyệt ngon khi được nhâm nhi cùng vò rượu vùng cao.
Thật vậy, thấu da trâu hay còn gọi là nộm da trâu được xem là đặc sản riêng của người Thái, Sơn La. Đối với người dân nơi đây, trâu là con vật quý nên ít khi họ làm thịt con vật để chè chén. Chỉ khi chúng trở nên già nua mất sức lao động hoặc chết vì rét đậm thì người ta mới ngả thịt, làm khô ăn dần hoặc dùng trong bữa tiệc quan trọng như hội hè, lễ tết.
Nếu như người dân nơi khác lọc toàn bộ da chuyển cho các mối làm trống thì người dân nơi đây lại nâng niu chúng, chế biến để làm món ăn.
Da trâu chưa qua sơ chế rất dày, cứng và có màu đen. Để “cải tạo” nguyên liệu khó chiều này, người dân nơi đây kiên trì sơ chế qua nhiều giai đoạn như hơ qua lửa rồi đem luộc trong khoảng 1 giờ đến 1 giờ rưỡi nhằm làm sạch lông, loại bỏ đi những phần dính bẩn và làm cho da trâu mềm.
Từ miếng da trâu đen xì, mốc thếch ban đầu, trải qua vài công đoạn trở nên cực hấp dẫn. Khi thái mỏng, da trâu có màu vàng đậm, bên trong nhàn nhạt cùng vị giòn dai sần sật.
Nếu như các bà nội trợ thường dùng chanh hoặc dấm để bóp nguyên liệu làm nộm thì người Thái lại không dùng chúng. Cụ thể, họ dùng nước măng chua, thơm thơm, hăng hăng của măng trúc để tạo thành hương vị vô cùng khác lạ.
Sau khi bóp kỹ cùng nước măng chua, người Thái tiếp tục gia giảm da trâu với nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu và chút mắc khén.
Khi thưởng thức, bạn khó có thể quên được cảm giác sần sật, đanh đanh, chua nhẹ cùng hương thơm quyến rũ của các loại gia vị ăn kèm.
Ngoài vị thanh mát đưa cơm, nộm da trâu còn được cánh mày râu nơi đây ưa chuộng. Đặc biệt, món ăn tuyệt ngon khi được nhâm nhi cùng vò rượu vùng cao.