Hoang mang cháu bé lớp 9 đã bị phán mắc bệnh giang mai
Chị Hoàng Lan ở Đống Đa, Hà Nội kể lại cảm giác kinh hoàng khi cậu con trai lớp 9 của mình bị kết luận mắc bệnh giang mai cách đây vài tháng.
Số là chị thấy lưng và bụng của con có những nốt ban dạng vẩy màu hồng nhạt. Nghĩ con mình bị dị ứng cơ địa, lại bận rộn công việc không đưa con đến viện khám trong giờ hành chính được nên chị tranh thủ ngoài giờ đưa con đến phòng khám đa khoa gần nhà.
|
Ảnh minh họa. |
Tại đây, bác sĩ hỏi han vài câu rồi viết giấy cho đi xét nghiệm.
Vì cậu thú nhận đã có bạn gái nên bác sĩ nghi cậu đã quan hệ tinh dục và cho cậu xét nghiệm cả xoắn khuẩn giang mai, chỉ định test nhanh bằng que thử TP syphilis (hình thức kiểm tra nhanh như que thử thai).
Chị Hoàng Lan cho rằng không cần thiết nhưng vì là chỉ định của bác sĩ nên chị cũng không dám nói gì.
Nào ngờ, lúc nhận kết quả xét nghiệm, chị được bác sĩ cho biết con chị bị chẩn đoán đã mắc bệnh giang mai. Hốt hoảng, chị Lan ngất lịm ngay tại phòng khám. Thấy mẹ như vậy, cậu con trai cũng khóc lóc vì nghĩ rằng chắc mình mắc phải bệnh gì hiểm nghèo lắm.
Tuy nhiên, sau khi về nhà, chị Lan lấy lại bình tĩnh hỏi han con vài điều.
Bằng cảm giác của người mẹ, chị tin là con mình không thể mắc căn bệnh xã hội này được vì dù cậu đã bước vào tuổi yêu đương nhưng chị rất chú ý giáo dục con về quan hệ tình dục an toàn. Cậu bé cũng rất chịu khó tâm sự với mẹ về các mối quan hệ của mình.
Chị Hoàng Lan quyết định đưa con đến khám lại bệnh viện Da liễu Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ cho cháu bé xét nghiệm lại bằng các phương pháp VDRL (tìm kháng thể giang mai qua kính hiển vi) và TPHA (phản ứng ngưng kết hồng cầu).
Kết quả cuối cùng cháu bé không hề mắc bệnh giang mai.
Test nhanh bệnh giang mai rất có thể cho kết quả sai
Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, hiện nay có rất nhiều biện pháp xét nghiệm để tìm khuẩn cầu giang mai.
Ngoài 2 biện pháp tương đối phức tạp là VDRL (tìm kháng thể giang mai qua kính hiển vi) và RPR (xét nghiệm bằng mẫu giấy hóa chất, xem bằng mắt thường) còn có hình thức xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA và que thử nhanh TP syphilis.
Phương pháp xét nghiệm bằng que thử TP syphilis rất hay được các phòng khám áp dụng do có ưu điểm là rẻ, đơn giản, cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, vì có độ nhạy cao nên việc xét nghiệm bằng phương pháp này khả năng cho kết quả sai cũng cao.
Việc chỉ dựa vào phương pháp test nhanh để kết luận là bệnh nhân đã mắc giang mai là hết sức vội vàng. Điều này sẽ gây nhiều thiệt hại cho bệnh nhân cả về tinh thần lẫn sức khỏe.
Theo bác sĩ Hưởng, các bệnh nhân khi test nhanh có kết quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai nên yêu cầu được làm thêm các xét nghiệm khác để tìm ra kết quả thật chính xác.
Mời quý độc giả xem thêm video: