Bệnh nhân nữ 66 tuổi sống tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, khởi phát triệu chứng vào ngày 14/7. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 17/7 và tử vong vào 3/8/2014. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.
|
Ảnh minh họa. |
Một trường hợp khác là nam giới, 53 tuổi sống tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, khởi phát
triệu chứng vào ngày 5/8. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 9/8. Hiện nay tình trạng bệnh nhân nhẹ đang tiếp tục được theo dõi. Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân này có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.
Theo Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và Y tế Trung Quốc, từ đầu năm đến 3/9, đã ghi nhận 453 trường hợp nhiễm
vi rút cúm A/H7N9 (bao gồm cả 4 trường hợp báo cáo từ Đài Loan, 10 trường hợp từ Hồng Kông và 1 trường hợp từ Malaysia) trong đó co 175 trường hợp tử vong.
Dịch cúm A/H7N9 xuất hiện mạnh ở Trung Quốc vào năm 2013 và đầu năm 2014. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4/2014 dịch co xu hướng chững lại với số ca mắc giảm. Gần đây dịch lại có dấu hiệu quay trở lại.
Liên quan đến tình hình cúm A/H7N9, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định tình hình tại Việt Nam, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc cúm A/H7N9 nhưng sẵn sàng ứng phó nếu phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9. Mặc dù Việt Nam đang ở tình huống một, chưa xuất hiện ca bệnh trên người nhưng cần nâng mức cảnh báo phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A /H7N9 tại Việt Nam.
“So với năm 2013, thời điểm này tình hình phức tạp hơn do đã xuất hiện ca bệnh ở Trung Quốc. Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng sang tình huống hai, tức phát hiện ca bệnh trên người. Các đội cơ động xử lý dịch của Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ, trung tâm y tế dự phòng các địa phương luôn ở tình trạng trực chiến, sẵn sàng giải quyết ngay nếu phát hiện có trường hợp nghi nhiễm cúm A/H7N9”, PGS.TS Phu nói.
Bộ Y tế đã có kịch bản phòng, chống dịch cúm A/H7N9 với bốn tình huống: chưa có ca bệnh trên người, có ca bệnh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lây nhiễm, phát hiện có trường hợp lây nhiễm từ người sang người và dịch bùng phát trên diện rộng.