|
Các kỹ thuật viên tiến hành thí nghiệm đối với vắcxin phòng cúm H7N9. |
Chuỗi virus này sẽ được dùng cho sản xuất vắcxin, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu sản xuất vắcxin và chuyển hóa thành quả, thúc đẩy thẩm định đưa vắcxin ra thị trường căn cứ theo diễn biến tình hình dịch bệnh.
Ông Diêu Hồng Văn cho biết, theo phân tích tổng hợp các thông tin như dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng của tình hình dịch bệnh hiện nay, các chuyên gia nhận định đặc điểm lây nhiễm cúm gia cầm H7N9 ở người vẫn không có gì thay đổi, các trường hợp lây nhiễm vẫn trong tình trạng phân tán, kênh lây nhiễm vẫn là từ gia cầm sang người, chuyên gia dự báo trong thời gian tới Trung Quốc Đại lục có thể sẽ xuất hiện các trường hợp lây nhiễm cúm gia cầm H7N9 một cách phân tán.
Cùng ngày, Cơ quan Kiểm dịch Trung Quốc cho biết một bé trai 6 tuổi từ Đặc khu hành chính Hong Kong tới thành phố Thâm Quyến ở Đại lục đã bị phát hiện nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Đây là trường hợp nhiễm cúm H7N9 đầu tiên đối với du khách tới Đại lục.