Ung thư xương có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Dù vậy, những triệu chứng sớm của bệnh thường dễ được nhận diện trên đùi, chân và xương chậu.
Đau nhức. Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở các bệnh nhân ung thư xương. Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Virginia (Mỹ), những cơn đau này thường kéo dài và đau nhức hơn vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Đối với trẻ em, triệu chứng này dễ bị nhầm với chứng bong gân ở xương lúc dậy thì. Xuất hiện khối u. Khi tế bào ung thư phát triển với lượng lớn, chúng dễ hình thành nên khối u bất thường. Khối u này có thể phát hiện bằng cách chạm tay vào. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khối u nằm sâu trong các mô thịt nên rất khó để phát hiện. Đặc biệt, nếu khối u nằm ở trên hoặc gần khu vực khớp, việc vận động bình thường dễ dàng bị ảnh hưởng. Trong khi khối u ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống, làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.
Xương trở nên yếu hơn. Thông thường, các tế bào liên tục phá vỡ các mô xương cũ và tạo nên mô mới giúp xương được khỏe mạnh. Khi mắc bệnh, quá trình này sẽ bị tác động gây gián đoạn. Kết quả là xương dần trở nên suy yếu. Trong khi đó, xương đùi được đánh giá là xương lớn và thường chịu sức nặng lớn nhất. Nó dễ bị gãy khi tác động mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mệt mỏi. Mệt mỏi kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân song nó có thể là một triệu chứng của ung thư xương. Tình trạng càng đáng báo động nếu thời gian này bạn vẫn duy trì ăn uống lành mạnh.
Giảm cân. Đi kèm với tình trạng mệt mỏi triền miên, người mắc ung thư xương còn có khả năng đối diện với tình trạng giảm cân đột ngột. Thực tế, giảm cân không chỉ là dấu hiệu duy nhất của ung thư xương. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để đoán đúng bệnh, tốt nhất bạn nên sớm tiến hành khám sức khỏe để đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, một số bệnh nhân xác nhận cơ thể có hiện tượng toát mồ hôi bất thường hoặc sốt cao dài ngày.
Ung thư xương có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Dù vậy, những triệu chứng sớm của bệnh thường dễ được nhận diện trên đùi, chân và xương chậu.
Đau nhức. Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở các bệnh nhân ung thư xương. Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Virginia (Mỹ), những cơn đau này thường kéo dài và đau nhức hơn vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Đối với trẻ em, triệu chứng này dễ bị nhầm với chứng bong gân ở xương lúc dậy thì.
Xuất hiện khối u. Khi tế bào ung thư phát triển với lượng lớn, chúng dễ hình thành nên khối u bất thường. Khối u này có thể phát hiện bằng cách chạm tay vào. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khối u nằm sâu trong các mô thịt nên rất khó để phát hiện. Đặc biệt, nếu khối u nằm ở trên hoặc gần khu vực khớp, việc vận động bình thường dễ dàng bị ảnh hưởng. Trong khi khối u ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống, làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.
Xương trở nên yếu hơn. Thông thường, các tế bào liên tục phá vỡ các mô xương cũ và tạo nên mô mới giúp xương được khỏe mạnh. Khi mắc bệnh, quá trình này sẽ bị tác động gây gián đoạn. Kết quả là xương dần trở nên suy yếu. Trong khi đó, xương đùi được đánh giá là xương lớn và thường chịu sức nặng lớn nhất. Nó dễ bị gãy khi tác động mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mệt mỏi. Mệt mỏi kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân song nó có thể là một triệu chứng của ung thư xương. Tình trạng càng đáng báo động nếu thời gian này bạn vẫn duy trì ăn uống lành mạnh.
Giảm cân. Đi kèm với tình trạng mệt mỏi triền miên, người mắc ung thư xương còn có khả năng đối diện với tình trạng giảm cân đột ngột. Thực tế, giảm cân không chỉ là dấu hiệu duy nhất của ung thư xương. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để đoán đúng bệnh, tốt nhất bạn nên sớm tiến hành khám sức khỏe để đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, một số bệnh nhân xác nhận cơ thể có hiện tượng toát mồ hôi bất thường hoặc sốt cao dài ngày.