|
Ảnh minh họa. |
Theo y học cổ truyền, cá lóc vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, tư âm, tân sinh dịch, bổ gân xương tạng phủ. Chữa phụ nữ huyết kém ít sữa, phổi yếu, ho đàm. Loại cá bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.
Theo dược tính hiện đại, cứ 100g phần ăn được của cá lóc có 21% đạm, 2% chất béo, cung cấp 77 calori. Thịt cá chứa nhiều loại chất khoáng như Ca, P, I, Zn, Fe; các vitamin như B1: 10,02mg, B2: 20,1mg, vitaminE: 237mg. Sau đây là một số món ăn vị thuốc từ cá lóc.
* Chữa thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc nấu với đậu đỏ. Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần.
* Chữa thuỷ thũng: Cá lóc 1 con (250g), đậu đỏ 500g, bí đao 200g thêm gia vị gừng hành vừa đủ tiềm ăn.
* Chữa tiểu ra máu do tỳ hư: Cá lóc 250g, rau ngổ 50g thêm gia vị hành gừng nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước.
* Chữa trẻ em ra mồ hôi trộm: Cá lóc một con 100g nướng chín, róc thịt xào mỡ hành nấu canh lá dâu non 50g ăn tuần vài lần.
* Chữa trẻ em lở ngứa: Cá lóc một con nấu canh với rau má tuần ăn vài lần.
* Chữa trĩ, táo bón: Cá lóc 200g, lá cách 20 - 30g, cho thêm gia vị hành vừa đủ tiềm hoặc hấp ăn cả cái lẫn nước tuần vài lần.