Tùy vào vị trí búi trĩ mà người bệnh đối diện với những biểu hiện khác nhau. Dù vậy, hiện tượng chảy máu khi đại tiện được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Đối với trĩ nội, ở giai đoạn đầu, niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau nên thường không gây khó chịu. Bạn chỉ có thể phát hiện hiện tượng chảy máu qua màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu là khi búi trĩ xuất hiện, việc đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt búi trĩ khiến chúng trở nên rớm máu. Về sau, mỗi khi đi vệ sinh cần rặn nhiều do táo bón thì máu có thể chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, đi lại nhiều hay ngồi xổm máu từ búi trĩ sẽ chảy ra.
Tiếp đó, bệnh nhân dễ đối diện với tình trạng sa búi trĩ. Dấu hiệu này xuất hiện sau khi tình trạng đại tiện ra máu diễn ra một thời gian. Rất có thể việc nỗ lực đẩy chất thải ra ngoài khiến búi trĩ bị đẩy nhô ra phía ngoài hoặc sa hẳn ra vùng hậu môn. Cùng với những bất tiện trong sinh hoạt do sa búi trĩ gây ra, người bệnh còn đối mặt với cảm giác đau đớn, khó chịu vô cùng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị ngứa hoặc dị ứng ở hậu môn. Triệu chứng này bắt nguồn từ việc búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn, làm cho bệnh nhân cảm giác lúc nào cũng ướt át và ngứa ngáy.
Kích ứng da. Một khi búi trĩ đủ lớn, lồi ra từ hậu môn thì chúng dễ dàng tiết ra chất nhầy, gây kích ứng cho làn da ở khu vực này. Nếu nặng, nó có thể khiến làn da bệnh nhân trở nên sưng phồng.
Cảm giác khó chịu, buồn đại tiện. Cảm giác khó chịu này bắt nguồn từ sự phồng lên của búi trĩ ở phần cuối ruột già. Khi búi trĩ có sự phát triển mạnh, chúng càng làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, buồn đại tiện ngay khi vừa đi ngoài về.Tuy nhiên, những dấu hiệu trên có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn chứ không hẳn do trĩ. Để chắc chắn, bạn tuyệt đối không tự xử lý mà nên thăm khám sức khỏe, phát hiện chính xác nguyên nhân bệnh. Từ đó, đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Tùy vào vị trí búi trĩ mà người bệnh đối diện với những biểu hiện khác nhau. Dù vậy, hiện tượng chảy máu khi đại tiện được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Đối với trĩ nội, ở giai đoạn đầu, niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau nên thường không gây khó chịu. Bạn chỉ có thể phát hiện hiện tượng chảy máu qua màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu.
Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu là khi búi trĩ xuất hiện, việc đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt búi trĩ khiến chúng trở nên rớm máu. Về sau, mỗi khi đi vệ sinh cần rặn nhiều do táo bón thì máu có thể chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, đi lại nhiều hay ngồi xổm máu từ búi trĩ sẽ chảy ra.
Tiếp đó, bệnh nhân dễ đối diện với tình trạng sa búi trĩ. Dấu hiệu này xuất hiện sau khi tình trạng đại tiện ra máu diễn ra một thời gian. Rất có thể việc nỗ lực đẩy chất thải ra ngoài khiến búi trĩ bị đẩy nhô ra phía ngoài hoặc sa hẳn ra vùng hậu môn.
Cùng với những bất tiện trong sinh hoạt do sa búi trĩ gây ra, người bệnh còn đối mặt với cảm giác đau đớn, khó chịu vô cùng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị ngứa hoặc dị ứng ở hậu môn. Triệu chứng này bắt nguồn từ việc búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn, làm cho bệnh nhân cảm giác lúc nào cũng ướt át và ngứa ngáy.
Kích ứng da. Một khi búi trĩ đủ lớn, lồi ra từ hậu môn thì chúng dễ dàng tiết ra chất nhầy, gây kích ứng cho làn da ở khu vực này. Nếu nặng, nó có thể khiến làn da bệnh nhân trở nên sưng phồng.
Cảm giác khó chịu, buồn đại tiện. Cảm giác khó chịu này bắt nguồn từ sự phồng lên của búi trĩ ở phần cuối ruột già. Khi búi trĩ có sự phát triển mạnh, chúng càng làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, buồn đại tiện ngay khi vừa đi ngoài về.
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn chứ không hẳn do trĩ.
Để chắc chắn, bạn tuyệt đối không tự xử lý mà nên thăm khám sức khỏe, phát hiện chính xác nguyên nhân bệnh. Từ đó, đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.