Bệnh nhân hoàn toàn có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn bằng cách thực hiện những hướng dẫn sau.
Sử dụng vòi hoa sen khi tắm: bạn nên sử dụng vòi hoa sen để đảm bảo an toàn thay vì tắm bồn bởi nước ở thành bồn có thể khiến bạn dễ bị trơn trượt, khiến tình hình càng xấu trở nên tồi tệ hơn. Khi tắm, bạn cũng nên đặt một miếng cao su mỏng kê chân để tránh trượt ngã.
Lắp điện thoại gần vị trí người bệnh: người bị gãy xương sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, để điện thoại ở gần sẽ giúp họ không phải cuống cuồng tìm ống nghe mỗi khi có cuộc gọi đến. Nếu người bệnh ở một mình thì tốt nhất nên sử dụng điện thoại di động để có thể bắt liên lạc bất kỳ lúc nào có nhu cầu được giúp đỡ.
Lựa chọn quần áo đủ rộng: các loại quần áo chật, quần áo bó sát thường khiến chúng ta cử động khó khăn và làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của đôi chân. Do đó, nó khiến người mặc dễ bị té ngã, tê chân, chuột rút, cứng khớp, teo cơ, đau chân… Về lâu dài, nó làm cho cơ, khớp và xương bị yếu đi, gây nên các căn bệnh về cơ, khớp… Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng một bộ quần áo đủ rộng và có dây đeo ở hai vai. Những trang phục này giúp bạn dễ dàng vận động mà không lo lắng.
Giữ tư thế ngồi thoải mái: không chỉ khiến bạn thoải mái trong một thời gian ngắn, tư thế ngồi đúng còn làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề ở vai, cổ. Tư thế ngồi đúng là cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước. Nếu bạn đang ngồi sai tư thế, hãy chỉnh ghế để hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đang ngồi ở tư thế tốt nhất.
Sắp xếp lại nội thất trong gia đình: việc tạo một không gian thoáng sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển trong sinh hoạt hàng ngày. Một điều lưu ý nữa là bạn nên thiết kế giường ngủ ở tầng trệt thay vì đối mặt với các khó khăn khi di chuyển lên tầng trên.
Dọn dẹp lại phòng: một không gian thoáng vẫn chưa đủ để giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên tiến hành dọn dẹp tránh bừa bộn. Đặc biệt, lúc này bạn không nên sử dụng các loại thảm nhỏ bởi nó có thể gây vướng víu cho người bệnh di chuyển.
Tăng cường ánh sáng: hãy chắc chắn rằng căn nhà của bạn được trang bị đầy đủ ánh sáng. Đặc biệt ở những khu hành lang dẫn tới nhà vệ sinh, hãy đặt công tắc ở vị trí thuận lợi để người bệnh có thể tự túc một cách dễ dàng. Ánh sáng lờ mờ hoặc trời tối om sẽ khiến người bệnh dễ vấp ngã mỗi khi tiểu đêm.
Tập thể dục: tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp quá trình trao đổi chất của bạn được thực hiện tốt, góp phần xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn.
Biện pháp xoa nắn: nên xoa nắn thường xuyên chổ gãy. Lưu ý, bạn chỉ nên xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
Tập sinh hoạt thông thường: người bệnh cũng cần thực hiện làm quen với các động tác trong sinh hoạt như tập lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo. Khi nào không còn đau nữa, không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt.
Giữ tinh thần lạc quan: bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng nên giữ tinh thần thoải mái bằng cách đọc sách, chơi các trò chơi trực tuyến, trao đổi với người thân hoặc dùng bữa với những bạn bè. Tâm lý thoải mái sẽ giúp người bệnh kiên trì luyện tập, rút ngắn thời gian phục hồi.
Bệnh nhân hoàn toàn có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn bằng cách thực hiện những hướng dẫn sau.
Sử dụng vòi hoa sen khi tắm: bạn nên sử dụng vòi hoa sen để đảm bảo an toàn thay vì tắm bồn bởi nước ở thành bồn có thể khiến bạn dễ bị trơn trượt, khiến tình hình càng xấu trở nên tồi tệ hơn. Khi tắm, bạn cũng nên đặt một miếng cao su mỏng kê chân để tránh trượt ngã.
Lắp điện thoại gần vị trí người bệnh: người bị gãy xương sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, để điện thoại ở gần sẽ giúp họ không phải cuống cuồng tìm ống nghe mỗi khi có cuộc gọi đến. Nếu người bệnh ở một mình thì tốt nhất nên sử dụng điện thoại di động để có thể bắt liên lạc bất kỳ lúc nào có nhu cầu được giúp đỡ.
Lựa chọn quần áo đủ rộng: các loại quần áo chật, quần áo bó sát thường khiến chúng ta cử động khó khăn và làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của đôi chân. Do đó, nó khiến người mặc dễ bị té ngã, tê chân, chuột rút, cứng khớp, teo cơ, đau chân… Về lâu dài, nó làm cho cơ, khớp và xương bị yếu đi, gây nên các căn bệnh về cơ, khớp… Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng một bộ quần áo đủ rộng và có dây đeo ở hai vai. Những trang phục này giúp bạn dễ dàng vận động mà không lo lắng.
Giữ tư thế ngồi thoải mái: không chỉ khiến bạn thoải mái trong một thời gian ngắn, tư thế ngồi đúng còn làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề ở vai, cổ. Tư thế ngồi đúng là cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước. Nếu bạn đang ngồi sai tư thế, hãy chỉnh ghế để hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đang ngồi ở tư thế tốt nhất.
Sắp xếp lại nội thất trong gia đình: việc tạo một không gian thoáng sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển trong sinh hoạt hàng ngày. Một điều lưu ý nữa là bạn nên thiết kế giường ngủ ở tầng trệt thay vì đối mặt với các khó khăn khi di chuyển lên tầng trên.
Dọn dẹp lại phòng: một không gian thoáng vẫn chưa đủ để giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên tiến hành dọn dẹp tránh bừa bộn. Đặc biệt, lúc này bạn không nên sử dụng các loại thảm nhỏ bởi nó có thể gây vướng víu cho người bệnh di chuyển.
Tăng cường ánh sáng: hãy chắc chắn rằng căn nhà của bạn được trang bị đầy đủ ánh sáng. Đặc biệt ở những khu hành lang dẫn tới nhà vệ sinh, hãy đặt công tắc ở vị trí thuận lợi để người bệnh có thể tự túc một cách dễ dàng. Ánh sáng lờ mờ hoặc trời tối om sẽ khiến người bệnh dễ vấp ngã mỗi khi tiểu đêm.
Tập thể dục: tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp quá trình trao đổi chất của bạn được thực hiện tốt, góp phần xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn.
Biện pháp xoa nắn: nên xoa nắn thường xuyên chổ gãy. Lưu ý, bạn chỉ nên xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
Tập sinh hoạt thông thường: người bệnh cũng cần thực hiện làm quen với các động tác trong sinh hoạt như tập lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo. Khi nào không còn đau nữa, không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt.
Giữ tinh thần lạc quan: bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng nên giữ tinh thần thoải mái bằng cách đọc sách, chơi các trò chơi trực tuyến, trao đổi với người thân hoặc dùng bữa với những bạn bè. Tâm lý thoải mái sẽ giúp người bệnh kiên trì luyện tập, rút ngắn thời gian phục hồi.